Thế Giới Động Vật
Khám phá "vũ khí" tuyệt mật của Thằn lằn sừng
Tự nhiên là một môi trường tồn tại vô cùng tàn khốc cho tất cả các loài động vật trên Trái Đất. Để tồn tại và chiến đấu với kẻ thù, các loài động vật buộc phải thay đổi mình để thích nghi với môi trường.
Tự nhiên vốn rất khắc nghiệt cho các loài động vật. Ảnh cắt từ video "Tiger Attack".
Không chỉ thay đổi hình dáng bên ngoài phù hợp với môi tường, loài thằn lằn sừng dưới đây còn sở hữu loại "vũ khí" đặc biệt, khiến chó sói háu đói cũng phải bỏ chạy thục mạng.
Chó sói háu đói cũng phải chạy thục mạng trước thằn lằn sừng bé nhỏ.
Vậy, "vũ khí" bí mật của thằn lằn sừng là gì, chúng ta cùng tìm hiểu:
Thằn lằn sừng sa mạc, tên khoa học là Phrynosoma platyrhinos, sống chủ yếu tại các vùng sa mạc, hoang mạc nắng nóng ở châu Mỹ như Arizona (Mỹ), Canada, Mexico, Guatemala...
Làn da đầy gai nhọn và hợp với màu của môi trường đến lạ của thằn lằn sừng.
Nhờ sở hữu khả năng ngụy trang bậc thầy giữa các đụn cát và đá nhỏ ở sa mạc mà chúng được mệnh danh là "ông vua tàng hình của sa mạc".
"Án binh bất động" và thay đổi da theo môi trường hoạt động là một trong những cách phòng thủ giúp thằn lằn sừng tránh được các cặp mắt háu đói của diều hâu, chó sói, linh miêu.
Những vũ khí khủng khiếp của thằn lằn sừng sa mạc
Tuy nhiên, "tàng hình" chưa phải là "vũ khí" bí mật của chúng.
Vì, khi "tàng hình" không có hiệu lực với loài có thính giác siêu nhạy là rắn thì phình to cơ thể gấp 2 lần bình thường và xù lông gai là cách chúng cứu mình khỏi "lưỡi hái tử thần".
Nếu chẳng may gặp phải chó sói, linh miêu, chúng sẽ nhảy dựng lên, dang tay chân để hăm dọa kẻ thù.
Tư thế không thể hiên ngang hơn trước kẻ thù của thằn lằn sừng.
Nhưng, tàng hình, phình to cơ thể, xù lông gai hay nhảy dựng lên vẫn chưa phải là vũ khí tuyệt vời mà tạo hóa ban cho loài bò sát này.
Khi gặp phải những đối thủ đáng gờm, cố tình dùng móng nhọn để xé nát cơ thể chúng (nhằm tránh gai nhọn trên lưng của thằn lằn) thì thằn lằn sẽ sử dụng đến chiêu mạnh nhất, khủng khiếp nhất trong thế giới tự nhiên, đó là: Bắn máu mắt.
Trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" khi miệng của kẻ thù đang nhăm nhe ngoạm, thằn lằn sẽ lấy hơi, tạo áp suất lên mắt và phun ra dòng máu đỏ tươi vào kẻ thù.
Những loang máu sót lại sau pha bắn máu của thằn lằn sừng.
Thân hình chỉ dài khoảng 5 - 15 cm, nhưng dòng máu mắt này có thể bắn xa từ 1 đến 2 mét.
Mặc dù máu mắt của thằn lằn sừng không có khả năng "giết người" nhưng do bất ngờ nên kẻ thù của chúng sợ hãi và bỏ đi. Trong lúc đó, thằn lằn sẽ nhanh chóng tẩu thoát 1 cách ngoạn mục.
Ngoài những cách phòng vệ và tấn công này để đối phó kẻ thù thì thằn lằn sừng cũng là kẻ đáng gờm của các sinh vật nhỏ như kiến, bọ cánh cứng, nhện..
Thằn lằn sừng chỉ dài từ 5 đến 15 cm.
Trong đoạn video, chó sói háu ăn đầy hung dữ này cũng phải bỏ chạy vì tia máu đáng sợ của loài động vật chỉ dài 5 cm.
Xem video: Chó sói chạy thục mạng khi gặp phải đối thủ siêu nhỏ này
Thằn lằn sừng bắn máu mắt vào kẻ thù.