Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, song “ông hoàng kinh doanh” của Nhật Bản, Kazuo Inamori không gục ngã trước số phận mà từng bước đảo ngược vận mệnh của cuộc đời mình.
Từ 2 bàn tay trắng, ông thành lập Kyocera và Second Telecom, cả 2 đều nằm trong top 500 công ty hàng đầu thế giới. Năm 77 tuổi, Inamori tiếp quản và hồi sinh Japan Airlines, đưa lợi nhuận hàng năm của hãng hàng không vọt lên vị trí số 1 thế giới.
Trong nửa sau của cuộc đời, vị tỷ phú này đã viết lại những triết lý sống bằng những chiêm nghiệm thực tế sâu sắc của bản thân.
Nếu như nhiều người cho rằng chăm chỉ sẽ dẫn đến thành công, giàu có. Với kinh nghiệm của mình, Kazuo Inamori lại cho rằng 3 "không" dưới đây mới thực sự giúp ông có vượt lên nghịch cảnh, trở thành người sáng lập 2 công ty nằm trong bảng xếp hạng Fortune 500.
Không sợ mất mát
Chúng ta thường nghe mọi người nói rằng: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Đối với những người có tầm nhìn hạn hẹp, câu nói này chỉ thể hiện tâm lý tư lợi vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo quan điểm của Kazuo Inamori, ẩn ý bên trong của câu nói này còn cho thấy: Để có được lợi ích cho bản thân, trước tiên, bạn phải có lòng vị tha, không sợ mất mát.
Khi mới bắt đầu đi làm, ông làm việc cho một công ty bị ảnh hưởng lớn của cuộc đại suy thoái về kinh tế Nhật Bản. Người đứng đầu không thể trả lương cho nhân viên. Công ty đứng bên bờ vực phá sản. Trước tình hình rối ren đó, nhiều nhân viên đã rời đi. Song ông Kazuo vẫn ở lại tiếp tục công việc.
Để đưa công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn, người đàn ông này thậm chí còn tự bỏ tiền để mua tài liệu nhằm nghiên cứu, bổ sung kiến thức. Những nghiên cứu sau đó của ông đã thành công và đưa công ty “sống dậy”.
Từ thực tế của Kazuo Inamori, bạn có thể thấy: Nếu chúng ta sợ mất tiền vì những khoản lợi nhuận nhỏ, sợ không nhận được gì từ những điều mình đã bỏ ra, chắc chắn sẽ không có Inamori Kazuo sở hữu đến 2 công ty lớn đến như vậy.
Người bình thường có thể sẽ không thể có cái nhìn tổng thể như vậy. Nhưng điều đơn giản bạn có thể làm là đừng vội từ chối dấn thân vào những khó khăn thử thách. Hãy nghĩ thêm một bước: Nếu trả tiền, dấn thân vào tình huống đó thì sẽ được gì?
Ví dụ: Bạn làm việc rất chăm chỉ và hoàn thành tốt nhiệm vụ của sếp giao. Ban đầu, bạn nghĩ rằng đó là việc phải làm. Tuy nhiên, theo thời gian, những việc bạn làm đem về doanh thu cho công ty, chắc chắn sếp sẽ vô cùng ấn tượng. Cơ hội thăng chức, tăng lương là điều tất yếu.
Không vội vàng
Nhiều người cho rằng muốn làm gì phải thực hiện ngay, không chần chừ. Tuy nhiên, theo quan điểm của Inamori Kazuo, điều này vô cùng liều lĩnh. Bạn sẽ dễ rơi vào cạm bẫy vô tình làm bạn thiếu đi sự tự tin cần có do gặp phải vấp ngã.
Mặc dù ông Inamori là người đứng đầu của hàng loạt các công ty, đưa ra nhiều quyết định quan trọng. Song các quyết định của ông không mang tính bộc phát. Ông từng chia sẻ rằng sau khi có ý tưởng, sẽ tiến hành phân tích, nghiên cứu, mô phỏng rõ ràng từng bước và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra nhằm cố gắng mắc ít lỗi nhất có thể. Điều này tương tự các vũ công biểu diễn trên sân khấu, bạn cần phải luyện tập trước và luyện tập nhiều lần để tìm ra và tránh những sự cố có thể xảy ra trước khi màn trình diễn được công chiếu.
Vì vậy, khi có một ý tưởng hay, đừng hành động hấp tấp. Bạn hãy mô phỏng trong đầu những tình huống khác nhau có thể xảy ra với ý tưởng trong một tuần, một tháng hoặc một năm nhằm chuẩn bị tốt nhất cho mọi diễn biến có thể xảy ra.
Không sợ thất bại
Theo quan điểm của Kazuo Inamori, thành công hay thất bại không nên dùng để quyết định, đánh giá bất cứ điều gì. Thất bại và thành công đều là một hình thức để bạn rèn luyện nhằm tiến về phía trước. Ông luôn coi thất bại là một bài học để chúng ta nhìn ra những lỗi sai của mình. Nếu thất bại rồi gục ngã, bạn sẽ mãi trượt dài trên và mắc kẹt những hỗn độn đó. Vậy nên chưa khi nào Inamori sợ thất bại. Ông vui vẻ đón nhận và coi đó là một cột mốc phải trải qua trước gặt hái được thành công ở phía trước.