Thần đồng tự kết liễu trên đường ray ở tuổi 25, để lại bức thư vỏn vẹn 3 câu

Hiểu Lam/VTC News |

Được mệnh danh là thần đồng vì năng khiếu thơ ca từ nhỏ, Tra Hải Sinh khiến cả Trung Quốc bàng hoàng khi để lại thư tuyệt mệnh, tự kết liễu trên đường ray ở tuổi 25.

Tra Hải Sinh (SN 1964) lớn lên trong gia đình nghèo ở An Huy, Trung Quốc, bố làm thợ may, mẹ là diễn viên kịch. Dù sống trong cảnh vất vả mưu sinh, môi trường học vấn thấp nhưng bố mẹ luôn định hướng cho Sinh theo đuổi tri thức.

Vào đại học khi mới 15 tuổi

Hải Sinh có năng khiếu văn chương từ khi còn nhỏ. Anh yêu thích các mặt chữ, say mê các cuốn sách. Khi 3 tuổi, Hải Sinh được mẹ dạy đọc các chữ trên bìa sách. Với trí thông minh hơn người, Hải Sinh có thể thuộc và nhận biết các chữ ngay sau đó.

Thần đồng tự kết liễu trên đường ray ở tuổi 25, để lại bức thư vỏn vẹn 3 câu- Ảnh 1.

Chân dung Tra Hải Sinh lúc nhỏ. (Ảnh: The Paper)

Lên 4 tuổi, anh tham gia cuộc thi ngâm thơ do địa phương tổ chức khiến nhiều người trầm trồ. Kể từ khi phát hiện tài năng đặc biệt của cậu con trai, họ chấp nhận gánh vác thêm chuyện đồng áng để con tập trung học tập và phát triển bản thân.

Lên 5 tuổi, trong khi các bạn đồng trang lứa mới làm quen với chữ cái, Hải Sinh tự tin vào học tiểu học với khả năng đọc thông viết thạo. Thậm chí, cậu học trò nhỏ còn có thể đọc thuộc lòng 48 câu kịch dài và khó ở tuổi này.

10 tuổi, Sinh vào trung học, sau đó được nhận vào khoa Luật của trường Đại học Bắc Kinh vào năm 15 tuổi. Việc trúng tuyển của Hải Sinh trở thành tin tức chấn động thời điểm đó. Nhiều người ngợi ca ngưỡng mộ và gọi anh là thần đồng.

Thần đồng tự kết liễu trên đường ray ở tuổi 25, để lại bức thư vỏn vẹn 3 câu- Ảnh 2.

Hải Sinh luôn có thành tích nổi bật khi đi học. (Ảnh: Baidu)

Từ nhỏ đã yêu thích văn chương nên khi vào đại học, Hải Sinh dành nhiều thời gian cho việc sáng tác. Anh chăm chỉ làm thơ và cho ra nhiều tác phẩm hay với bút danh Hải Tử.

Trong những năm đại học, thần đồng cũng được nhận xét là người có tính cách hoà đồng, hiểu chuyện và biết đối nhân xử thế.

Mong muốn của Hải Sinh là thành công sớm để san sẻ gánh nặng với bố mẹ. Đặc biệt là chịu trách nhiệm nuôi dạy 2 người em trai.

Bi kịch của thần đồng

Sau khi tốt nghiệp đại học, Hải Sinh được nhận vào Khoa giảng dạy và nghiên cứu Triết học của Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc. Đây cũng là giai đoạn Hải Sinh sống hết mình vì đam mê thơ ca.

Các tác phẩm của tác giả trẻ Hải Tử nhanh chóng được đón nhận, ngày càng nổi tiếng khiến nhiều cô gái ngưỡng mộ. Không lâu sau, anh có mối tình sâu đậm với một cô học trò.

Anh viết nhiều bài thơ tặng bạn gái, nhưng lại không lọt được vào "mắt xanh" của bố mẹ cô gái. Họ cho rằng một chàng trai xuất thân nghèo khó, thu nhập thấp, chỉ cao 1,6m không xứng với con gái họ. Mối tình đầu kết thúc để lại vết xước lớn trong lòng nhà thơ trẻ.

Thần đồng tự kết liễu trên đường ray ở tuổi 25, để lại bức thư vỏn vẹn 3 câu- Ảnh 3.

Tra Hải Sinh có dáng người nhỏ nhắn, thư sinh. (Ảnh: 163.com)

Một thời gian sau, anh yêu cô gái lớn hơn 4 tuổi nhưng chỉ được 1 năm, cả hai dừng lại vì nhưng Hải Sinh không muốn kết hôn sớm. Mối tình này cũng để lại nhiều trăn trở trong lòng Hải Sinh.

2 mối tình tiếp theo của Hải Sinh cũng lận đận không kém. Một người đã có gia đình, một người hơn anh tới 11 tuổi. Những thất bại trong tình cảm ảnh hưởng lớn đến các sáng tác của nhà thơ Hải Tử.

Có cảm giác liên tục bị khước từ, anh ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Cùng lúc đó sự nghiệp sáng tác của Hải Sinh cũng không thành công như trước, bị đồng nghiệp trêu chọc mỉa mai. Mọi dự định muốn thực hiện đều không được ai ủng hộ. Những yếu tố này khiến cựu thần đồng dần dần mất đi phương hướng và rơi vào trầm cảm, nảy sinh ảo giác, không kiểm soát được ý thức.

Thần đồng tự kết liễu trên đường ray ở tuổi 25, để lại bức thư vỏn vẹn 3 câu- Ảnh 4.

Tra Hải Sinh bị trầm cảm sau nhiều thăng trầm cuộc sống. (Ảnh: Baidu)

Ngày 26/3/1989, chỉ hai ngày sau sinh nhật, Hải Sinh để lại bức thư tuyệt mệnh ngắn ngủi và kết thúc cuộc đời mình trên đường ray ở Sơn Hải Quan, Hà Bắc. Sự ra đi của anh ở tuổi 25 khiến người dân Trung Quốc bàng hoàng.

Anh để lại bức thư vỏn vẹn 3 câu: "Tôi là giáo viên khoa Giảng dạy và Nghiên cứu Triết học của Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc. Tôi tên là Tra Hải Sinh. Cái chết của tôi không liên quan đến ai cả".

Ngày nay, tại quê hương của anh, người ta đã xây dựng công viên văn hóa Hải Tử để tưởng nhớ những đóng góp cho nền thơ ca.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại