‘‘Thần đồng’’ vươn lên từ nghèo khó
Với dân số đông và nền giáo dục tiên tiến, Trung Quốc được coi là một quốc gia ‘‘sản sinh’’ ra nhiều người tài, trong đó có cả những ‘‘thần đồng’’ nhỏ tuổi. Song đất nước này cũng đưa ra những chương trình giáo dục phù hợp, nhằm phát huy năng lực của mỗi cá nhân. Thế nhưng, có sự hậu thuẫn từ gia đình và chính quyền là chưa đủ, mỗi nhân tài cần có cái nhìn thực tế, đưa ra những lựa chọn phù hợp để làm chủ cuộc đời mình.
Câu chuyện về tấn bi kịch của Tôn Vệ Đông - ‘‘thần đồng’’ vật lý đến từ Trung Quốc là một minh chứng cho việc điều gì cũng có thể xảy ra với những người tài giỏi và có nền tảng giáo dục vững chắc.
Tôn Vệ Đông sinh năm 1969 tại huyện Giang Âm, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng anh rất thông minh và ham học. Trí tuệ của Vệ Đông được giáo viên đánh giá là vượt trội hơn so với bạn học cùng trang lứa.
Khi thi vào cấp 3, Tôn Vệ Đông đạt số điểm cao kỷ lục là 628/640. Trong suốt 12 năm học, chàng trai này luôn đứng thứ nhất toàn trường. Anh cũng bộc lộ năng khiếu đặc biệt với các môn học tự nhiên, trong đó phải kể đến vật lý.
Sau khi sở hữu tấm thạc sĩ, Tôn Vệ Đông tiếp tục học lên tiến sĩ ngành Vật lý học tại Đại học Thành phố New York. Từ năm 1992 đến 1999, hơn 30 bài báo của Vệ Đông đã được đăng tải trên tạp chí vật lý hạt nhân “British Physical Review”. Có bằng tiến sĩ, anh quyết định ở lại trường 2 năm để tham gia nghiên cứu.
Tuy nhiên, đam mê với ngành vật lý của Tôn Vệ Đông không kéo dài được lâu. Do tính nhạy cảm của lĩnh vực nghiên cứu, anh phải dừng công việc hiện tại để chuyển sang học ngành khoa học máy tính. Sau khi ra trường, Tôn Vệ đông làm lập trình viên tại một công ty lớn ở phố Wall với mức lương khoảng 130.000-134.000 USD/năm (khoảng 3 tỷ đồng).
Sự nghiệp tụt dốc không phanh
Năm 2004, Tôn Vệ Đông kết hôn với một người phụ nữ ở Mỹ. Cả hai sống với nhau khoảng 3 năm rồi sau đó ly hôn vì lý do bất đồng quan điểm. Sau biến cố gia đình, anh tiếp tục phải đối mặt với áp lực nặng nề từ công việc.
Cụ thể vào đầu những năm 2000, ngành công nghệ thông tin tại Mỹ có sự chuyển động mạnh mẽ. Các công ty thi nhau ‘‘thay máu’’. Họ ưu tiên những nhân sự trẻ có khả năng bắt kịp xu hướng của thời đại. Khi đó Tôn Vệ Đông đã 36 tuổi, công việc của anh không có nhiều thành tích nổi trội. Anh cũng gặp khó khăn trong việc thích nghi với những yêu cầu mới nên đã bị sa thải.
Những năm sau đó, Tôn Vệ Đông chật vật tìm việc làm nhưng không công việc nào có thể gắn bó lâu dài. Kết quả là anh lâm vào cảnh thất nghiệp, không có nhà ở. Suốt 16 năm trời, Tôn Vệ Đông sống vạ vật ngoài đường phố. Anh thường đến khu chứa rác của các siêu thị để nhặt nhạnh đồ ăn.
Đầu năm 2024, một video quay lại cảnh Tôn Vệ Đông lang thang trên đường phố ở Mỹ đã thu hút sự quan tâm của người dân Trung Quốc. Khi biết hoàn cảnh của ‘‘thần đồng’’ vật lý, ai nấy đều tỏ ra tiếc nuối và xót xa.
Sau khi tin tức về Tôn Vệ Đông được đăng tải, Hội cựu sinh viên trường Đại học Phúc Đán tại Mỹ đã tìm đến anh để hỗ trợ. Vì phía chính quyền từ chối can thiệp nên các cựu sinh viên chỉ có thể giúp Tôn Vệ Đông tìm một chỗ ở tạm thời và cung cấp thực phẩm, quần áo cần thiết cho anh.