Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng ít nhất 1 lần thắc mắc tại sao trên phim ảnh, các thái giám đều mang theo một cây phất trần bên người. Thái giám ngày nào cũng mang theo chúng khi hầu hạ Hoàng đế, nếu lỡ 1 ngày nào đó họ lỡ tay giơ phất trần trúng Hoàng đế hay vướng vào đồ vật có giá trị thì sao?
Trước hết cần phải hiểu rõ, trong chính sử Trung Quốc, phất trần chỉ xuất hiện sau triều nhà Hán.
Vào thời điểm đó, các thái giám thật sự có cầm phất trần nhưng không phải ai cũng được cầm và không phải lúc nào cũng cầm. Trong thực tế, chỉ có thái giám cấp cao và trung ở kề cận với Hoàng đế mới được sử dụng phất trần, còn những thái giám cấp thấp đảm nhận trách nhiệm giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp vệ sinh thì không cần phải cầm phất trần vì họ hoàn toàn không sử dụng đến phất trần.
Đầu tiên, phất trần của thái giám cũng được phân chia theo cấp bậc. Phất trần cao cấp thường được làm từ gỗ trầm hương và lông đuôi ngựa hoặc lông đuôi hươu. Phất trần loại kém hơn làm từ vật liệu gỗ thông thường và y phục đã qua sử dụng. Thái giám cầm phất trần càng cao cấp càng thể hiện được thân phận cao quý của họ.
Một trong những công dụng chính của phất trần là làm nghi trượng. Nghi trượng là khí cụ dành cho đội thị vệ và những người ở cạnh Hoàng đế khi tuần hành, như: Vũ khí, quạt, dù, cờ... Và tất nhiên không phải ai cũng có đủ tư cách để sử dụng nghi trượng.
Ảnh minh họa.
Chẳng những vậy, phất trần có thể được dùng như một vũ khí tạm thời. Theo ghi chép trong Minh sử và Thanh sử, thái giám cấp cao kề cạnh Hoàng đế không cần phải cầm phất trần, trong khi đó thái giám thấp hơn một bậc phải cầm phất trần và quan sát mọi tình huống xung quanh Hoàng đế.
Tất cả thái giám này đều đứng kề cận hai bên trái phải của Hoàng đế, có thể theo Hoàng đế vào những nơi không thích hợp cho thị vệ tiến vào. Nếu thấy tình huống nguy hiểm, khi có thích khách xuất hiện thì những thái giám cầm phất trần sẽ dùng chúng làm vũ khí chống trả, kéo dài thời gian để các thị vệ có thể ứng cứu.
Bên cạnh đó, thái giám là những người thường xuyên kề cận phi tần và cung nữ trong hậu cung, dù đã mất đi 1 vài bộ phận nam giới trên cơ thể nhưng không có gì đảm bảo thái giám sẽ không làm ra chuyện không phù hợp. Lúc này, phất trần được xem là một lời nhắc nhở. Xét cho cùng, trong Đạo giáo và Phật giáo, phất trần còn có ý nghĩa đoạn tuyệt hồng trần. Nhìn thấy phất trần trong tay cũng có thể khiến thái giám quên đi mọi tâm tư không đứng đắn.
Ngoài ra, với tư cách là người hầu hạ kề cạnh Hoàng đế và hoàng tộc, thái giám chắc chắn phải đến một vài nơi chưa được lau chùi dọn dẹp hoặc đột ngột có ruồi muỗi xuất hiện. Nhưng là người hầu hạ cấp cao, thái giám không thể mang theo các vật dụng như giẻ lau, cho nên phất trần rất hữu dụng trong các trường hợp này.
Phất trần không tạo âm thanh lớn, dù có vung phất trần nhiều lần cũng hiếm ít gây khó chịu cho chủ nhân. Thêm vào đó, phất trần khá nhẹ, thuận tiện mang theo bên người và dễ dàng lấy ra sử dụng.
Nguồn: Sohu