Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần!

Phúc Ngân |

Người Hoa ở Sài Gòn phải đặt bánh Bá trạng dâng lễ tổ tiên thì mới được xem là hưởng Tết Đoan Ngọ.

Vào đầu tháng 5 âm lịch hằng năm là lúc cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn tất bật chuẩn bị nguyên liệu, củi lửa nấu bánh Bá trạng để dâng cúng Tết Đoan Ngọ.

Theo tiếng Triều Châu, "bá" là thịt và "trạng" là bánh ú, người ta vẫn hay gọi bánh Bá trạng là bánh ú nhân mặn để phân biệt với bánh ú nhân đậu xanh ngọt.

Được biết, người Hoa chia thành ngũ bang gồm: Quảng Đông, Tiều Châu, Hải Nam, Phúc Kiến, Sùng Chính (người Hẹ) và sẽ có những đặc điểm về văn hóa, ẩm thực khác nhau. Tuy nhiên nói về bánh Bá trạng người ta sẽ hình dung nguyên liệu chính là nếp, đậu xanh, nấm đông cô, thịt heo và mỡ heo.

Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 1.

TẠI SAO NGƯỜI HOA Ở SÀI GÒN PHẢI DÂNG CÚNG BÁNH BÁ TRẠNG VÀO TẾT ĐOAN NGỌ?

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, đây là ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc được chú trọng chỉ sau Tết Nguyên Đán.

Theo tìm hiểu, người Trung Quốc xem Tết Đoan Ngọ là phong tục kỷ niệm ngày mất của Khuất Nguyên, ông là nhà thơ yêu nước nhưng không nhận được sự trọng dụng và khi hay tin nước nhà bị chiếm mất ông căm phẫn nên đã nhảy xuống sông tự sát đúng vào ngày 5 tháng 5 âm lịch.

Người dân hay tin nên chèo thuyền trên sông, thả ống tre có gạo bên trong xuống sông với niềm tin làm vậy thì cá sẽ không ăn mất xác của ông. Mỗi năm khi đến dịp lễ này, để tưởng nhớ Khuất Nguyên, người ta sẽ dùng lá gói gạo nếp thành hình dạng như kim tử tháp gọi là bánh Bá trạng để cúng lễ.

Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 2.
Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 3.
Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 4.

Ở Việt Nam, không nhiều người biết đến câu chuyện Khuất Nguyên, ngày Tết Đoan Ngọ với người Việt được gọi bình dị hơn với cái tên ngày Tết diệt sâu bọ. Theo tìm hiểu, mùa vụ của nông dân thường bị sâu bọ kéo tàn phá khiến cho nông sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giữa thời điểm khó khăn đó, xuất hiện một ông lão tự xưng là Đôi Truân, ông chỉ dẫn cho dân chúng lập đàn cúng trái cây, bánh tro sau đó ra trước nhà vận động thể dục sẽ khiến cho lũ sâu bọ "khiếp sợ" mà không dám phá hoại nữa.

Để thể hiện sự biết ơn và ghi nhớ lời căn dặn, mỗi năm người dân sẽ bày lễ bánh, trái dâng cúng vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. Bên cạnh đó, tháng 5 cũng bắt đầu giai đoạn chuyển mùa, dịch bệnh dễ phát sinh nên người dân cúng lễ mục đích để cầu bình an, tránh bệnh tật khi "trái gió trở trời".

BÁNH BÁ TRẠNG MỖI NĂM CHỈ BÁN MỘT LẦN VÀO TRƯỚC TẾT ĐOAN NGỌ

Trong con hẻm nhỏ trên đường Lạc Long Quân quận 11, lò bánh Bá trạng Cô Phượng đã bắt đầu các khâu chuẩn bị cho những chiếc bánh chất lượng nhất đến tay khách hàng. Với truyền thống làm bánh Bá trạng từ 3 đời có thâm niên hơn 30 năm nên mỗi năm cứ vào dịp Tết Đoan Ngọ là lò bánh cô Phượng lại tất bật sản xuất.

Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 5.

Cô Phượng - người giữ lửa nghề làm bánh bá trạng có truyền thống hơn 30 năm

Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 6.

Cô Phượng là người tự tay tẩm ướp nguyên liệu bằng phương thức gia truyền của gia đình.

Lò bánh Bá trạng cô Phượng bắt đầu nhận đặt bánh trước Tết Đoan Ngọ khoảng 10 ngày để sắp xếp thời gian gói bánh làm sao kịp giao đủ bánh cho khách.

Cô Phượng kinh doanh theo quy mô truyền thống gia đình nên đồng hành cùng cô là các chị em trong nhà và con gái. Mỗi người một khâu chuẩn bị từ sơ chế và tẩm ướp nguyên liệu theo bí quyết gia truyền, người chuyên gói bánh chuyển qua là sẽ có người cột dây riêng và sẽ có người túc trực bên bếp lửa chờ bánh chín.

Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 7.

Nhân bánh phải dàn trải đều để khi ăn đến đâu cũng cảm nhận được trọn vị.

NHÂN BÁNH ĐƯỢC BIẾN TẤU ĐA DẠNG, CÓ LOẠI LÊN ĐẾN 1 TRIỆU ĐỒNG 1 CẶP

"Ngày xưa người ta chỉ làm truyền thống chỉ thịt heo quay, trứng muối, hạt sen, đậu xanh, tôm khô,...Hồi xưa truyền thống người ta cũng không có làm heo quay. Nhưng bây giờ mình phải sáng chế thêm tại khẩu vị của khách hàng ngày càng nâng lên. Ở đây cô chiều khách lắm, khách muốn ăn loại nào thì đặt cô làm loại đó."

Cô Phượng rất chú trọng chất lượng của nguyên liệu, bất kì thành phần nào trong nhân bánh đều được cô lựa chọn kỹ về độ tươi, độ ngon và nguồn gốc rõ ràng. Mỗi chiếc bánh ra lò đến tay khách hàng luôn được đảm bảo về chất lượng, đây là điều tiên quyết để cô Phượng đánh dấu thương hiệu trong lòng khách hàng.

Vì vậy mà dù chỉ làm bánh duy nhất 1 mùa trong năm nhưng chỉ cần gần đến Tết Đoan Ngọ là khách hàng sẽ chủ động liên hệ để đặt bánh tại lò của cô.

Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 8.

Nguyên liệu trong nhân bánh của cô Phượng luôn tươi ngon và rất phong phú. Một chiếc bánh đầy ắp nhân từ bình dân như thịt heo, thịt gà đến cao cấp như bào ngư, vi cá.

Nhân bánh của cô Phượng có loại truyền thống heo quay hay ba rọi có giá từ 300,000 đồng cho 1 cặp nặng khoảng 1,5 kí. Hay là loại bào ngư vi cá thượng hạng có giá từ 740,000 đồng cho 1 cặp nặng khoảng 2 kí. Ngoài ra năm nay cô còn ra thêm một loại nhân mới là lạp vịt với thịt heo quay, gà quay, thịt ba rọi,...với giá 440,000 đồng cho 1 cặp và nặng khoảng 1,7 kí.

Sau thời gian kinh doanh hương vị truyền thống thì cô Phượng đã sáng tạo thêm nhiều nguyên liệu hấp dẫn để chiều lòng thực khách của mình. Hiện tại, nhân bánh của cô Phượng ngày càng đa dạng và phong phú nhưng cô Phượng luôn cân bằng định lượng cho mỗi nguyên liệu để khách hàng không bị ngán. Như là không quá nhiều nếp, đậu hay mỡ, khi gói cũng dàn trải đều nguyên liệu trên bánh để khi ăn bánh đều cảm nhận được sự hòa quyện đầy đủ của tất cả hương vị.

MỖI MÙA TẾT ĐOAN NGỌ LÒ BÁNH CÔ PHƯỢNG BÁN RA HƠN 1.000 CÁI BÁNH BÁ TRẠNG

Dâng cúng bánh Bá trạng trong dịp Tết Đoan Ngọ là truyền thống lâu đời trong mỗi gia đình người Hoa và cũng chỉ có những gia đình gốc Hoa mới nắm giữ được bí quyết làm bánh Bá trạng chính gốc.

Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 9.

"Một mùa là cô làm hơn cả ngàn cái trong vòng 3, 4 ngày, làm ngày làm đêm luôn đó. Từ hồi bà ngoại để lại cho mẹ rồi đến cô nhưng chỉ kinh doanh nhỏ theo mô hình gia đình chứ không thuê nhiều nhân công nên số lượng bánh cô nhận làm cũng không quá nhiều để đảm bảo chất lượng nhất.", cô Phượng chia sẻ.

Mỗi khi nghe nhắc bánh ú người ta hình dung đến hình ảnh chiếc bánh nhỏ có chóp nhọn như kim tự tháp. Tuy nhiên bánh Bá trạng của người Hoa sẽ được gói theo 5 góc trùng với mùng 5 tháng 5 và các nguyên liệu truyền thống như: thịt heo, trứng muối, hạt sen, tôm khô,... với gia vị đặc biệt tạo nên hương vị riêng.

Còn bánh Bá trạng của cô Phượng sẽ được gói thành kiểu hình vuông, thoạt nhìn rất dễ nhầm lẫn là bánh chưng nên cô Phượng cũng giải thích lí do tại sao đổi cách gói như thế: "Cô không làm kiểu giống bánh ú, kiểu gói bằng lá tre như ngày xưa, không để nhiều nguyên liệu vô được nên vì rất nhỏ, nhân bánh sẽ không được đa dạng. Mình làm bánh lớn để người ta ăn hoặc biếu quà cũng sang".

Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 10.

Bánh Bá trạng được gói chặt bằng dây lạt rất chắc chắn, đẹp mắt và bảo vệ môi trường.

Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 11.

Điều đặc biệt trong ẩm thực của người Hoa là những món ăn phải mang lại giá trị dinh dưỡng cho người dùng. Vì vậy mà rất dễ bắt gặp những sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu tạo nên nét đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa. Do đó, không có gì quá bất ngờ khi bánh Bá trạng của người Hoa, đặc biệt ở lò bánh cô Phượng lại phong phú về nhân bánh như thế.

Trong chiếc bánh Bá trạng hội tụ đầy đủ từ những nguyên liệu dân dã cho đến cao cấp thượng hạng. Theo tìm hiểu, hạt sen có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon. Nấm đông cô chứa nhiều chất đạm và vitamin đặc trưng, còn có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư. Nhắc đến bào ngư hay vi cá người ta sẽ ngại dùng vì giá thành đắt đỏ, nhưng bào ngư có thể ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trong vi cá chứa nhiều canxi hỗ trợ xương khớp, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và rất tốt cho mắt. Một chiếc bánh Bá trạng nghĩ đơn giản là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ nhưng lại rất bất ngờ khi biết đến giá trị dinh dưỡng của nó. Vì sự chăm chút cho chất lượng và dinh dưỡng trong nhân bánh mà lò bánh Bá trạng của cô Phượng vẫn luôn thu hút khách hàng dù chỉ bán mỗi năm một lần.

Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 12.
Tết Đoan Ngọ tại lò bánh Bá trạng của người Hoa lâu đời nhất Sài Gòn, một cặp bánh có giá lên tới 1 triệu đồng mà cả năm chỉ được ăn duy nhất 1 lần! - Ảnh 13.

Chiếc bánh Bá trạng thành phẩm với đầy đủ nguyên liệu hòa quyện với nhau.

Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh nên cũng có những cửa hàng bánh nhận đặt online và ship hàng tận nhà khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại