Tên lửa và đạn đạo có phải là một không?

S.T |

Nhiều người cho rằng tên lửa và đạn đạo là hai cách gọi khác nhau của 1 loại vũ khí, vậy sự thực thì sao?

Từ mấy trăm năm trước đã có tên lửa, còn đạn đạo thì chỉ xuất hiện khi đại chiến thế giới lần thứ hai sắp kết thúc.

Tên lửa là một vật bay lợi dụng chất khí do nó tự phụt ra để tạo ra phản lực đẩy nó tiến lên.

Khi phần đầu của tên lửa hiện đại mang chất nổ hoặc đầu đạn nguyên tử thì nó biến thành một loại vũ khí, còn nếu phần đầu lắp các máy móc dụng cụ nghiên cứu khoa học, nó là tên lửa thăm dò khí tượng.

Còn khi nó kết hợp với con tàu vũ trụ thì lại trở thành một phương tiện vận chuyển con tàu vũ trụ.

Đạn đạo xuất hiện vào lúc đại chiến thế giới lần thứ hai sắp kết thúc. Lúc đó trong cơn giãy giụa cuối cùng, phát xít Đức đã chế ra loại "vũ khí mới" lần lượt được gọi là "V-2" và "V-2". Hai loại vũ khí này đã từ lục địa châu Âu vượt qua eo biển nước Anh không kích vào Luân Đôn.

Trên thực tế chúng là những quả bom, chỉ có điều là loại bom này lại mang trên mình động cơ và hệ thống dẫn đường để có thể trong tình huống không có người lái vẫn tự động bay tới mục tiêu để oanh tạc.

Tên lửa và đạn đạo có phải là một không? - Ảnh 1.

Vì thế loại vũ khí này được người ta gọi là "đạn đạo", có nghĩa là nói nó có thể khống chế và dẫn đường quả đạn.

Cho nên đạn đạo đòi hỏi phải lắp động cơ, nó có thể lợi dụng động cơ tên lửa, cũng có thể lợi dụng các động cơ phản lực không khí khác. Phần lớn đạn đạo đều dùng động cơ tên lửa vì thế có một số người đã gọi lẫn hai danh từ tên lửa và đạn đạo. Thực ra nên phân biệt chúng.

Nguồn sưu tầm: Cuốn "10 vạn câu hỏi vì sao – Vũ trụ thần bí", NXB Hồng Đức.

Tiêu đề bài viết đã được tòa soạn đặt lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại