Rất thường xuyên, sau khi bắn trúng mục tiêu, tên lửa của Nga sẽ bị phá hủy hoàn toàn, không để lại hệ thống điều khiển hoặc dẫn đường còn nguyên vẹn.
Nhưng vài trường hợp rất hiếm đã được ghi nhận, khi các chuyên gia quân sự Ukraine may mắn thu thập được một số linh kiện tại địa điểm xảy ra vụ nổ, hãng tin Bloomberg cho biết.
Các bộ phận được tìm thấy tại hiện trường vụ nổ tên lửa bao gồm chip và bộ phận điều hướng, được sản xuất bởi Analog Devices - một nhà sản xuất vi xử lý của Mỹ, cùng với Infineon Technologies của Đức và Integrated Silicon Solution Inc - một công ty Mỹ có vốn từ Trung Quốc.
Dấu hiệu trên động cơ còn sót lại của những tên lửa phát nổ cho thấy chúng được lắp ráp không sớm hơn tháng 3 năm 2023 - hơn một năm sau khi Hoa Kỳ và đồng minh áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và cấm chuyển giao cho Nga những công nghệ hay thiết bị phục vụ việc sản xuất vũ khí.
Lệnh hạn chế khiến việc đưa mặt hàng là chất bán dẫn do phương Tây thiết kế sang Nga bị xem như bất hợp pháp nếu chúng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, ngay cả khi được sản xuất tại Trung Quốc.
Hầu hết chip Mỹ trong tên lửa Nga đều thuộc về Analog Devices Inc, có trụ sở tại Wilmington, Massachusetts.
Trong số tất cả các mảnh vỡ được tìm thấy tại địa điểm vụ nổ, 21% trong số hơn 3.800 linh kiện là của phương Tây, con số này nhiều hơn bất kỳ công ty nước ngoài nào khác.
Công ty Texas Instruments trở thành doanh nghiệp Mỹ thứ hai sở hữu 14% số linh kiện được phát hiện.
Nhìn chung, 86% chip phương Tây có mặt tại Liên bang Nga đến từ các đơn vị sản xuất có trụ sở chính ở Mỹ và châu Âu.
Kể từ tháng 3 năm 2022, hàng chục nghìn linh kiện từ phương Tây, đặc biệt là chip dành cho hệ thống vũ khí của Mỹ đã được gửi đến Nga.
Theo hãng tin Bloomberg, rõ ràng là Mỹ và EU đang không kiểm soát được hoạt động xuất khẩu của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực vi mạch và hệ thống điều khiển hỏa lực.
Nga tăng cường sản xuất khoảng 300 loại vũ khí, trang bị quân sự mới.
Theo Bloomberg