Tàu Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ tàu tên lửa Nga

Nguyễn Đông |

Tàu tên lửa Ivanovets thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đã đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles tiến vào Biển Địa Trung Hải.

Ngày 15 tháng 7 trên các trang báo nước ngoài xuất hiện bức ảnh một con tàu đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles kèm theo một tàu bảo vệ TCSG19 của Thổ Nhĩ Kỳ.

 Tàu Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ tàu tên lửa Nga  - Ảnh 1.

Tàu bảo vệ TCSG19 của Thổ Nhĩ Kỳ và tàu tên lửa của Nga

Các chuyên gia quân sự dự đoán rằng, tàu tên lửa Ivanovets sẽ phải thay thế tàu tên lửa nhỏ Serpukhov ở Tartus của dự án 21631, con tàu này là một phần lực lượng của Nga ở Địa Trung Hải.

Lưu ý rằng, Ivanovets là tàu tên lửa thuộc Dự án 1241.1 Molniya được dùng để tiêu diệt tàu chiến đấu trên mặt nước của địch, tàu đổ bộ trên biển và tại các bến đỗ, cũng như dùng để yểm trợ tàu của mình khỏi các mối đe dọa từ trên biển và trên không.

Các loại vũ khí chính trên tàu - 4 bệ phóng tên lửa chống tàu 3M-80 Moskit. Loại tên lửa chống tàu tự điều khiển Moskit sau khi bắn tạo thành "ngọn núi", sau đó giảm xuống đến độ cao khoảng 20 m, khi đến gần mục tiêu tiếp tục giảm độ cao xuống còn khoảng 7 m.

Tốc độ bay của tên lửa là Mach 3. Do tốc độ cao và đầu đạn khá lớn (280 kg) Moskit không chỉ có khả năng đánh chìm các loại tàu tầm trung mà còn có thể cả tàu tuần dương. Tên lửa có tầm bắn sát thương lên đến 120 km.

Để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển và ven bờ thì ở mũi tàu được lắp khẩu đại bác tự động AK-176M cỡ nòng 76,2 mm. Tốc độ bắn lên tới 130 viên đạn /phút. Tầm bắn tối đa 15,7 km.

Còn nếu để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ trên không và trên biển ở đuôi tàu được lắp 2 khẩu pháo tự động AK-630M cỡ nòng 30. Ngoài ra, ở mạn tàu được xây dựng trạm cho hệ thống tên lửa phòng không Igla.

Chiếc tàu này đã trang bị cho hạm đội Biển Đen ngày 30 tháng 12 năm 1989. Vào năm 2013, sau khi tiến hành sửa chữa lớn đã tham gia vào lực lượng đảm bảo sự an toàn cho Thế vận hội Mùa đông ở Sochi. Tàu có trọng tải 493 tấn, chiều dài 56 m, chiều rộng 10 m. Tốc độ tối đa 41 hải lý/h. Thủy thủ đoàn 40 người.

Động thái này của Nga được cho là nhằm tăng cường lực lượng thường trực ở Địa Trung Hải để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay không chỉ có Nga tăng cường sức mạnh ở Địa Trung Hải mà các nước xung quanh khu vực này, Mỹ…cũng gia tăng nhanh chóng của số lượng tàu chiến các loại.

Giới phân tích nhận định, việc các bên gia tăng sức mạnh, hiện diện quân sự trong một phạm vi khá hẹp (xung quanh chiến trường Syria) cả ở trên không và trên biển có thể tiềm ẩn nguy cơ va chạm, xung đột. Sẽ không thể nói trước được điều gì, nhất là khi tình hình Syria vẫn đang diễn biến phức tạp và tổ chức khủng bố IS vẫn chưa bị tiêu diệt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại