Tàu sân bay chưa thể lỗi thời: Hai lý do sau là lời giải đáp không thể thuyết phục hơn!

Anh Tú |

Nếu tàu sân bay đã lỗi thời, vậy tại sao nhiều nước vẫn tiếp tục chế tạo và mua sắm chúng? Vấn đề cốt lõi nằm ở hoạt động mua sắm hải quân hiện đại và không chỉ có Mỹ.

Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã trang bị một loạt hệ thống được thiết kế để tiêu diệt tàu sân bay đối phương và tìm cách ngăn chặn chúng xâm nhập vào các vùng biển gần nước này. PLAN còn đang trong quá trình triển khai tàu sân bay thứ ba (và cũng là lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại).

Bên cạnh Trung Quốc, trong thập kỷ qua, Vương quốc Anh cũng đã đóng và đưa vào vận hành hai tàu sân bay lớn. Nhật Bản đã sửa đổi hai tàu đổ bộ hiện có để có thể vận hành các máy bay chiến đấu tân tiến.

Chưa hết, Ấn Độ đã mua một tàu sân bay được tân trang lại của Nga và đóng một chiếc cho riêng mình. Hàn Quốc cũng đang tích cực đẩy mạnh chương trình tàu sân bay của nước này, mặc dù thực tế họ phải đối diện với nhiều mối đe dọa trên mặt đất.

Cần thấy rằng, tàu sân bay hoàn toàn có thể bị vệ tinh soi chiếu và bị tên lửa tiêu diệt, vậy tại sao hải quân các nước vẫn tiếp tục mua sắm tàu sân bay? Hai câu trả lời sau đâu có thể là lời giải đáp thỏa đáng.

Tàu sân bay chưa thể lỗi thời: Hai lý do sau là lời giải đáp không thể thuyết phục hơn! - Ảnh 1.

Tàu sân bay USS Nimitz

Tính hữu dụng

Câu trả lời đầu tiên nằm ở thực tế: Các nước tin rằng tàu sân bay vẫn rất hữu ích về mặt quân sự.

Hệ thống phòng thủ chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) mà Trung Quốc đang xây dựng, về mặt nguyên tắc, có thể không mang lại nhiều hiệu quả sát thương vì còn nhiều “mục tiêu mềm” hơn ở vùng ven biển nước này.

Tuy nhiên, tàu sân bay lại có khả năng tạo ra các sân bay di động có mức độ sống sót cao hơn các cơ sở cố định. Ngay cả khi tàu sân bay gặp rủi ro trong các tình huống tác chiến cường độ cao, chúng vẫn hiệu quả trong hàng chục hoạt động quân sự khác có thể diễn ra.

Về phía Mỹ và các nước phương Tây, một phần của câu chuyện nằm ở hệ thống máy bay chiến đấu F-35B, dòng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 có thể hoạt động từ boong tàu sân bay nhỏ có giá cả phải chăng.

Mặc dù bản thân F-35B rất đắt tiền và có lượng khách hàng hạn chế (do sự kiểm soát công nghệ của Mỹ), nhưng loại máy bay chiến đấu này lại mang đến cho các tàu sân bay cỡ nhỏ cơ hội chưa từng có để tranh giành ưu thế trên không và tiến hành các hoạt động tấn công tầm trung.

Các phi đội máy bay chiến đấu của không quân hải quân Anh, Italia và Nhật Bản phụ thuộc hoàn toàn vào F-35B. Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Australia đều vận hành các tàu có thể chở F-35B, mặc dù vấn đề tài chính, luật pháp và tổ chức tương ứng đã ngăn cản họ mua lại các máy bay này.

Tàu sân bay chưa thể lỗi thời: Hai lý do sau là lời giải đáp không thể thuyết phục hơn! - Ảnh 2.

Thủy thủ xếp hàng trên boong tàu sân bay Abraham Lincoln

Uy tín

Câu trả lời thứ hai là việc vận hành một tàu sân bay rõ ràng mang lại uy tín lớn không chỉ đối với lực lượng hải quân mà còn đối với mỗi quốc gia sở hữu chúng.

Siêu tàu sân bay (và cả các tàu đổ bộ cỡ lớn) của Hải quân Mỹ tỏ ra thực sự hữu ích với vai trò “lá cờ đầu” mỗi khi chúng ghé thăm các cảng biển trên toàn cầu.

Mặc dù Nga đã gặp một số khó khăn khi điều tàu sân bay của mình tới Syria nhưng rõ ràng hành động này chứng minh rằng họ có thể làm chủ khả năng triển khai hàng không mẫu hãm khi cần thiết.

Đối với các quốc gia như Mỹ, Vương quốc Anh, hay thậm chí là Nga, tàu sân bay thể hiện sức mạnh quân sự và khả năng có thể hiện diện liên tục trên toàn cầu.

Với Trung Quốc và Ấn Độ, tàu sân bay truyền tải thông điệp về khả năng hiện đại hóa cũng như thể hiện vị thế cường quốc. Mặc dù cái giá mà các quốc gia này phải trả có thể rất cao nhưng những màn phô diễn như vậy từ lâu đã trở thành một phần của “nghệ thuật” phòng thủ cường quốc.

Tàu sân bay chưa thể lỗi thời: Hai lý do sau là lời giải đáp không thể thuyết phục hơn! - Ảnh 3.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong một cuộc diễn tập quân sự ở tây Thái Bình Dương ngày 18 tháng 4 năm 2018

Một vài suy nghĩ cuối cùng

Không phải nước này cũng đam mê hàng không mẫu hạm.

Về mặt hạn chế, có vẻ như Nga sẽ lựa chọn không tham gia vào cuộc chơi hàng không hải quân trong tương lai gần vì tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov dường như khó có khả năng sớm trở lại và đội ngũ phi công hải quân được huấn luyện hoạt động trên tàu sân bay đang “biến mất” nhanh chóng.

Không quân hải quân Brazil dường như không tồn tại được sau nỗ lực thất bại trong việc cải tạo tàu Sao Paulo (trước đây là Foch của Pháp), mặc dù việc Brazil mua lại HMS Ocean trước đây có nghĩa là họ vẫn còn một nền tảng dành cho trực thăng.

Nga và Brazil đã xác định rằng chi phí đóng (hoặc mua) và bảo trì một tàu sân bay là quá cao so với khả năng khôi phục quyền lực và uy tín.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác vẫn tiếp tục đi theo hướng ngược lại. Vậy nên, nhiều nhà phân tích, từ năm 1945 đã dự đoán về sự cáo chung của tàu sân bay, cần phải suy nghĩ lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại