Tàu chiến cận bờ của Mỹ: “Chết đi sống lại” nhiều lần, vẫn được tin dùng

Anh Tuấn |

Chương trình phát triển Tàu chiến cận bờ (LCS) của Hải quân Mỹ đã nhiều lần tưởng như đã bị hủy bỏ, song cuối cùng vẫn được tiếp tục thực hiện và cuối cùng đã cho ra đời một loại vũ khí hiện đại lợi hại.

Khi mới được chế tạo, chi phí của tàu đã bất ngờ tăng cao khi Hải quân Mỹ đề xuất những yêu cầu của mình cho các nhà thầu. Ngoài ra, công đoạn chế tạo các hệ thống vũ khí để trang bị cho tàu cũng gặp nhiều vấn đề.

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter yêu cầu giảm bớt số lượng tàu chế tạo, từ 52 tàu xuống còn 40 chiếc.

Mới đây, Chủ tịch Ủy ban Lực lượng Vũ trang Thượng viện Mỹ John McCain đã chỉ trích Hải quân Mỹ do những lỗi kỹ thuật của các loại tàu không người lái cỡ nhỏ, một trong số những loại vũ khí nhằm phá thủy lôi của tàu LCS.

Chương trình phát triển tàu LCS đã trải qua ba lần suýt bị chấm dứt hoạt động. Sau mỗi lần, tàu chiến cận bờ được thay đổi theo những yêu cầu đề ra.

Ban đầu là một tàu tuần tra hạng nhẹ tốc độ cao, tàu LCS trở thành một loại khí tài được trang bị vũ khí hạng nặng, có thể chống lại các tàu chiến và tàu ngầm của đối phương, vượt xa khả năng của bất kỳ các loại tàu khu trục nào của Mỹ trước đây.


Tàu LCS là một trong những tàu chiến tàng hình hiện đại nhất của Mỹ.

Tàu LCS là một trong những tàu chiến tàng hình hiện đại nhất của Mỹ.

Thêm vào đó, Hải quân Mỹ tiến hành một chương trình mới để nâng cao khả năng chiến đấu và sống sót của những tàu chiến cận bờ.

Các tàu này sẽ được gia cố thêm các lớp thiết giáp để bảo vệ những khu vực quan trọng. Vũ khí mới, bao gồm tên lửa chiến lược chuyên dùng để đánh chìm các tàu hạng nhẹ, cũng đã được lắp đặt.

Mới đây, Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ đã thực thành công một loạt cuộc thử nghiệm với các phiên bản tên lửa Hellfire khác nhau. Ngoài ra họ đang chế tạo các loại đạn chính xác cho các pháo có cỡ nòng 57mm, giúp tàu trở nên lợi hại hơn.

Hệ thống cảnh báo của tàu LCS, hệ thống tự vệ, thiết bị gây nhiễu và thiết bị xôna dò tìm đối phương cũng đang được nghiên cứu để nâng cấp thêm.

Trong tương lai, các tàu LCS có thể sẽ được lắp đặt thêm các hệ thống phòng không được chế tạo dựa trên các dòng tên lửa Standard 2 và 3 cùng một hệ thống rađa mạng pha, cùng với cá loại tên lửa chống hạm Harpoon.

Tàu cũng thích hợp để mang theo các phương tiện bay không người lái để mở rộng tầm hoạt động hiệu quả của tàu.

Mặc dù Bộ Quốc phòng hiện đang tập trung vào những hoạt động quan trọng hơn, bao gồm chế tạo thêm các máy bay F/A-18 và F-35, vẫn có khả năng Hải quân Mỹ sẽ nhận được 52 tàu chiến như trong kế hoạch hoặc hơn.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại