Tất bật xác thực sinh trắc học, chợt nhận ra tài khoản còn không có nổi 10 triệu, người trẻ cảm thán: "Làm sớm để khi nhiều tiền khỏi bỡ ngỡ"!

Kenttt |

Xác thực sinh trắc học cho tài khoản thanh toán, tài khoản ngân hàng đang là chủ đề được quan tâm nhất những ngày nay. Người người quét NFC, xác thực sinh trắc học và Gen Z cũng không nằm ngoài số đó.

Từ 1/7/2024, Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng chính thức có hiệu lực. Đây là quyết định của Ngân hàng Nhà nước về giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thẻ ngân hàng.

Với các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng mỗi lần hoặc trên 20 triệu đồng mỗi ngày, giao dịch hàng hóa - dịch vụ trên 100 triệu đồng thì việc xác thực thanh toán trực tuyến ngân hàng trên Internet (gồm Internet Banking và Mobile Banking) là bắt buộc.

Tất bật xác thực sinh trắc học, chợt nhận ra tài khoản còn không có nổi 10 triệu, người trẻ cảm thán: "Làm sớm để khi nhiều tiền khỏi bỡ ngỡ"!- Ảnh 1.

Xác thực sinh trắc học đang là việc mà ai cũng cần làm để không gặp trục trặc trong thanh toán, chuyển tiền và đảm bảo an toàn tài khoản

Tài khoản ngân hàng chưa tới 10 triệu vẫn tất bật quét NFC, xác thực sinh trắc học

Với một số bạn trẻ, các giao dịch với số tiền lớn, buộc xác nhận sinh trắc học như: chuyển tiền trên 10 triệu đồng/ lần hoặc trên 20 triệu đồng/ ngày... không ảnh hưởng quá nhiều đến họ. Tuy nhiên, họ vẫn hoàn tất việc xác thực cho tài khoản thanh toán trực tuyến, tài khoản ngân hàng đã được làm từ rất sớm, trước ngày 1/7 khi quyết định số 2345 chính thức có hiệu lực.

"Dù không có quá nhiều tiền để chuyển khoản đến 10-20 triệu đồng/ngày tuy nhiên mình đã cập nhật sinh trắc học xong khoảng 1 tuần trước đó. Do chỉ có 2 tài khoản ngân hàng và một ví điện tử, nên việc xác thực sinh trắc học đối với mình không tốn nhiều thời gian." Huỳnh Duy (27 tuổi) chia sẻ.

Tất bật xác thực sinh trắc học, chợt nhận ra tài khoản còn không có nổi 10 triệu, người trẻ cảm thán: "Làm sớm để khi nhiều tiền khỏi bỡ ngỡ"!- Ảnh 2.

Huỳnh Duy cho biết mình không có nhiều tiền để chuyển 10-20 triệu đồng/ ngày nhưng vẫn hoàn tất thủ tục xác thực sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng, ví điện tử từ sớm

Còn theo Tố Trinh, (22 tuổi) thì tài khoản của cô chưa bao giờ vượt quá con số 10 triệu đồng hay có những giao dịch lớn trên 10 triệu đồng/lần. Dù vậy, Tố Trinh vẫn hoàn tất thủ tục xác thực sinh trắc học, quét NFC, nhận diện khuôn mặt từ sớm: "Dù tài khoản ngân hàng của em chưa bao giờ lớn hơn con số 10 triệu đồng nhưng em đã hoàn tất thủ tục xác thực sớm trước ngày 1/7. Hiện tại có thể chưa cần phải dùng đến tính năng này nhưng cứ làm sớm, đến khi nhiều tiền chuyển khoản cũng đỡ phải bỡ ngỡ."

Xác thực sinh trắc học... khó hơn làm hài lòng sếp

Tuy nhiên, cũng có một số bạn trẻ gặp trục trặc khi quét NFC bằng thiết bị cá nhân, phải thử đi thử lại không ít lần. Theo Trung Thanh (24 tuổi) thì chia sẻ: "Mình đã dành cả ngày chủ nhật để hoàn thành xong sinh trắc học ngay trước ngày 1/7. Sau khi hoàn thành thì mình nhận ra làm sinh trắc học còn khó hơn làm hài lòng sếp..."

Dù vậy, mọi chuyện vẫn được giải quyết và Trung Thanh đã hoàn tất thủ tục xác thực sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng của mình. Thở phào sau khi đã hoàn tất cập nhật sinh trắc học, Trung Thanh cho biết có thể việc tốn nhiều thời gian hơn mọi người là do thiết bị cá nhân. Ngoài ra, cậu còn chia sẻ rằng đây là thao tác cần thiết giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.

Tất bật xác thực sinh trắc học, chợt nhận ra tài khoản còn không có nổi 10 triệu, người trẻ cảm thán: "Làm sớm để khi nhiều tiền khỏi bỡ ngỡ"!- Ảnh 3.

Trung Thanh cho biết bạn đã mất nhiều thời gian hơn mọi người để hoàn tất xác thực sinh trắc học. Với cá nhân bạn thì điều này còn khó hơn... làm hài lòng sếp.

Những trường hợp buộc phải ra quầy giao dịch ngân hàng khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng

Bên cạnh đó, người dùng lưu ý: Dữ liệu sinh trắc học mà các ngân hàng thu thập được buộc phải trùng khớp với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) do chính cơ quan công an công an cấp; hoặc xác thực bằng tài khoản định danh điện tử (VNeID) do hệ thống định danh điện tử tạo lập; hoặc khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu của tổ chức cung ứng dịch vụ đã được kiểm tra, đối chiếu với căn cước công dân gắn chip, VneID theo Quyết định 2345.

Như vậy, từ ngày 1/7/2024, các khách hàng sẽ buộc phải ra quầy giao dịch ngân hàng để thực hiện chuyển tiền trong các trường hợp sau:

- Khách hàng chưa có căn cước công dân gắn chip, chỉ có chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân cũ.

- Khách hàng chưa thể cập nhật sinh trắc học trên app ngân hàng và được xác thực đã hoàn thành do lỗi kỹ thuật từ hệ thống.

- Khách hàng đã xác thực thành công dữ liệu sinh trắc học trên app ngân hàng. Tuy nhiên, từ sau 1/7, khi thực hiện giao dịch, dữ liệu sinh trắc học khuôn mặt của khách hàng nếu không khớp với dữ liệu trong căn cước công dân gắn chip (do thay đổi một số nét trên khuôn mặt dẫn tới dữ liệu không trùng khớp) tại thời điểm thực hiện giao dịch chuyển tiền, nạp tiền vào ví điện tử hay chuyển tiền liên ngân hàng, hoặc thanh toán các giao dịch khác với giá trị lớn, khách hàng cũng buộc phải ra quầy giao dịch.

- Trường hợp ách tắc giao dịch trong một số ngày đầu tiên khi Quyết định 2345 chính thức có hiệu lực khiến giao dịch chuyển tiền giá trị lớn bị nghẽn, khách hàng cũng phải ra quầy nếu có nhu cầu.

Quy trình 3 bước để xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng

Quy trình xác thực sinh trắc học lần đầu theo Quyết định 2345 gồm ba bước:

- Đầu tiên là chụp ảnh mặt trước, sau của căn cước công dân

- Chạm căn cước công dân gắn chip vào đầu đọc chip trên điện thoại để truyền dữ liệu

- Bước cuối cùng là quét khuôn mặt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại