Tần Thủy Hoàng lệnh trong 3 ngày phải tìm được trứng gà trống, đại thần hoảng loạn, đứa trẻ 7 tuổi nghe xong nói: "Đơn giản!"

Phan Linh (ĐS) |

Bằng cách nào mà cậu bé 7 tuổi có thể đáp ứng được yêu cầu "trái khoáy" của Tần Thủy Hoàng?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thời phong kiến cổ đại, Hoàng đế là người thống trị cao nhất, mang theo khí phách hiên ngang, phong thái uy nghiêm, có thể nói, Hoàng đế chính là người nắm trong tay quyền sinh sát của toàn bộ dân chúng trong quốc gia đó.

Cho dù Hoàng đế muốn gì thì những bề tôi bên dưới đều phải tìm cách thực hiện bằng được, chỉ cần hơi sơ sẩy là mất đầu như chơi, vậy mới có câu "Gần vua như gần cọp".

Trong lịch sử Trung Quốc có tổng cộng hơn 400 vị Hoàng đế, những vị Hoàng đế này tính cách mỗi người mỗi khác, có người thì ôn hòa, luôn lo nghĩ vì nhân dân bách tính, chứ không phải hễ lúc nào cũng động chuyện chém giết, trong mắt dân chúng, họ chính là những vị minh quân.

Song, ngược lại cũng có những người tính cách nóng nảy, bá đạo, muốn bản thân là trung tâm của vũ trụ, một lời không thuận liền chém đầu, khiến quần thần sợ hãi khiếp đảm, trong mắt dân chúng, họ chính là bạo quân. Một trong số đó là Tần Thủy Hoàng.

Vị Hoàng đế này đã từng vì một yêu cầu "trái khoáy" mà khiến quan lại đại thần hoang mang, lo lắng. Song ngay vào lúc họ không biết xoay sở ra sao, thì một đứa trẻ 7 tuổi đã bất ngờ giải quyết được mọi chuyện.

Tần Thủy Hoàng lệnh trong 3 ngày phải tìm được trứng gà trống, đại thần hoảng loạn, đứa trẻ 7 tuổi nghe xong nói: Đơn giản! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

ĐÁNH GIÁ CỦA THẾ HỆ SAU VỀ TẦN THỦY HOÀNG

Bàn về Tần Thủy Hoàng, các thế hệ sau có nhiều đánh giá trái chiều, có người cho rằng Tần Thủy Hoàng là một Hoàng đế tài giỏi hiếm có, ông đã có nhiều cống hiến lớn lao cho Trung Quốc hiện đại như: thống nhất sáu nước, thống nhất hệ thống văn tự, tiền tệ; tu sửa giao thông và Trường thành; cho phép chế độ tư hữu đất đai…

Song lại có người cho rằng, Tần Thủy Hoàng là một ông vua tàn bạo bất nhân, trong thời gian tu sửa Trường thành đã hao phí lượng lớn tiền bạc và con người, không lo cho sự sống chết của nhân dân, nền kinh tế xã hội cũng bởi vậy mà bị tổn thất nghiêm trọng.

Cùng với đó, Tần Thủy Hoàng còn định ra luật pháp nghiêm khắc, tàn nhẫn, khiến người khác không dám nhìn thẳng; việc đốt sách chôn Nho chính là một thảm họa, vì thế mà đã hủy đi biết bao thư tịch, sách vở quý giá, giết hại nhiều Nho sinh, đến tận ngày nay vẫn còn bị nhiều người oán giận.

Nhưng cho dù là tốt hay xấu, nhân vô thập toàn, không có ai là hoàn hảo, huống chi là Hoàng đế nắm giữ trong tay quyền lực tối cao, lại càng khó có thể làm được mọi chuyện một cách công bằng tuyệt đối.

Có thể nói, Tần Thủy Hoàng là người có nhiều đóng góp lớn lao cho sự phát triển của Trung Quốc, là vị quân chủ hùng tài mưu lược đầu tiên trong lịch sử, những công lao to lớn của ông thì khó có một vị Hoàng đế nào có thể so sánh cùng.

Tần Thủy Hoàng lệnh trong 3 ngày phải tìm được trứng gà trống, đại thần hoảng loạn, đứa trẻ 7 tuổi nghe xong nói: Đơn giản! - Ảnh 4.

Tranh minh họa.

TẦN THỦY HOÀNG MUỐN ĂN TRỨNG GÀ TRỐNG, HẠ LỆNH PHẢI TÌM RA TRONG BA NGÀY, QUAN LẠI ĐỀU LO SỢ

Tác phong của Tần Thủy Hoàng giai đoạn đầu đều khiến người người kính phục, nhưng đến giai đoạn sau, ông lại đắm chìm trong việc tìm kiếm và chế tạo thuốc trường sinh bất lão.

Theo sử sách ghi chép lại, vì để tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão, Tần Thủy Hoàng đã cử Từ Phúc dẫn theo hàng nghìn bé trai và bé gái vượt biển tìm kiếm, song kết quả cuối cùng lại chỉ là sự tổn thất cả về người và của.

Tần Thủ Hoàng ham muốn được trường sinh bất lão đến điên cuồng, chỉ cần nghe tin có thứ gì đó hiệu quả thì đều sẽ muốn có cho bằng được dù có phải trả giá như thế nào.

Có một lần, không biết Tần Thủy Hoàng nghe được tin tức từ đâu nói rằng, chỉ cần ăn được trứng do gà trống đẻ ra thì có thể kéo dài tuổi thọ, giúp cơ thể khỏe mạnh, cho nên liền lập từ hạ lệnh cho quan lại trong vòng ba ngày phải tìm cho ra trứng gà trống, nếu không sẽ giết không tha.

Bấy giờ, Cam Mậu là Thừa tướng nước Tần, nghe lệnh xong thì không biết xoay sở thế nào. Trần đời chỉ có gà mái đẻ trứng chứ lấy đâu ra gà trống đẻ trứng, vì chuyện này đã khiến Cam Mậu lo lắng đến mất ăn mất ngủ.

ĐỨA CHÁU 7 TUỔI NÓI: "CHUYỆN NÀY QUÁ ĐƠN GIẢN"

Bấy giờ, Cam La – đứa cháu 7 tuổi của Cam Mậu trông thấy ông mình lo lắng, liền hỏi ông có chuyện gì thế. Cam Mậu kể cho cháu mình nghe chuyện Tần Thủy Hoàng hạ lệnh phải tìm được trứng gà trống, nào ngờ, Cam La nghe xong liền bảo: "Chuyện này quá đơn giản!"

Tần Thủy Hoàng lệnh trong 3 ngày phải tìm được trứng gà trống, đại thần hoảng loạn, đứa trẻ 7 tuổi nghe xong nói: Đơn giản! - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Cam Mậu nghe vậy liền lập tức tìm lại được sức sống, ông vội hỏi cháu mình đã nghĩ ra cách gì. Cam La chỉ bảo chuyện này ông không cần lo lắng, cứ để cho cháu giải quyết.

3 ngày trôi qua rất nhanh, Cam La ung dung, bình tĩnh, không hề lo sợ đứng vào vị trí của ông mình trên triều. Nhìn thấy vậy, Tần Thủy Hoàng liền nổi trận lôi đình, quát hỏi: "Ông nhà ngươi cớ sao không đến, một tên nhóc con như ngươi sao có thể lên triều, chẳng lẽ nhà ngươi muốn tạo phản?"

Ngay khi Tần Thủy Hoàng lệnh cho người lôi Cam La xuống, cậu bé đã cất lời: "Xin Bệ hạ bớt giận, không phải là ông của con không muốn đến mà là vì ông phải ở nhà sinh con cho nên không đến được."

Vừa dứt lời, các quan lại trên triều liền lập tức cười ồ lên, ngay cả Tần Thủy Hoàng cũng ngửa mặt lên cười nói: "Lời của nhà người thật hồ đồ, đàn ông thì làm sao mà sinh con được, nếu như hôm nay nhà ngươi không cho ta một lời giải thích hợp lý thì sẽ bị lôi ra chém đầu!"

Cam La chính là đợi câu nói này, liền đáp: "Bệ hạ rõ ràng đã biết đàn ông không thể sinh con thì cớ sao lại bắt ông của con phải tìm trứng do gà trống đẻ ra?"

Tần Thủy Hoàng nghe xong, thì tự cảm thấy yêu cầu mà bản thân đưa ra quá vô lý, còn các vị đại thần trên triều lại bội phục trước sự thông minh của Cam La. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng dỡ bỏ mệnh lệnh, không làm khó các vị quan viên nữa.

Cam La tuy rằng tuổi còn nhỏ nhưng đã có trí tuệ hơn người. Năm 12 tuổi được cử đi sứ đến nước Triệu, bằng mưu kế của mình đã giúp Tần Thủy Hoàng giành được hơn mười tòa thành trì. Nhờ công lao ấy, Cam La đã được Tần vương ban thưởng, gia phong tước vị.

Có thể nói rằng, Cam La chính là một thần đồng trí tuệ, thông minh hơn người, là một trong những chính trị gia nổi tiếng thời Chiến quốc. Lịch sử cũng đánh giá rất cao về ông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại