1. Độc tính đáng sợ của rết - "Ngũ độc" trong tự nhiên
Rết là một trong "ngũ độc" trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Độc tính của rết chứa nhiều loại hoạt chất sinh học như enzyme, peptide, protein...
Trong số đó, nó có chứa chất độc thần kinh, chất độc tán huyết, chất độc đông máu và các thành phần khác. Những chất độc này có độc tính cao đối với cả con người và động vật.
"Ngũ độc" trong văn hóa truyền thống Trung Quốc bao gồm 5 loại động vật: Rắn, bò cạp, rết, cóc và tắc kè.
2. Sức đề kháng vượt trội của gà trống
Nhìn bề ngoài, con gà trống tưởng chừng như yếu ớt lại có sức đề kháng đáng kinh ngạc. Gà trống chứa một lượng lớn globulin miễn dịch (hay huyết thanh miễn dịch) có thể chống lại độc tố của rết.
Chưa kể, hệ thống thần kinh của gà trống tương đối đơn giản và chất độc thần kinh của rết có tác dụng hạn chế đối với nó. Vì vậy, chất độc của rết không gây tử vong cho gà trống.
Ngoài ra, gà trống còn sở hữu các đặc điểm sau:
Ưu điểm về ngoại hình: Không chỉ có bộ lông dày dặn, cặp chân có lớp sừng dày bao bọc, gà trống còn có thân hình cao lớn. Điều đó rất khó cho con rết có thể tiếp cận vùng đầu của gà rồi dùng miệng cắn, tiết nọc độc.
Ưu điểm về mặt sinh lý: Hệ thống tuần hoàn của gà trống tương đối đơn giản, chất độc của rết sau khi xâm nhập vào cơ thể gà trống khó có thể nhanh chóng lan rộng khắp cơ thể. Hơn nữa, tim gà trống có khả năng bơm máu mạnh và có thể nhanh chóng thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Ưu điểm về di truyền: Trong quá trình tiến hóa, gà trống có thể đã phát triển khả năng kháng hoàn toàn độc tố của rết. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số giống gà trống có gen chống lại độc tố của rết, khiến chúng có khả năng chống lại ngộ độc rết.
Chiến lược sinh tồn: Gà trống có nhiều chiến lược sinh tồn trong cuộc sống như trốn tránh thiên địch, tìm nơi trú ẩn... Những chiến lược này cho phép gà trống giảm nguy cơ bị cắn khi đối mặt với rết.
3. Cuộc chiến giữa rết và gà trống
Trong tự nhiên, những trận chiến giữa rết và gà trống không phải là hiếm. Trên thực tế, việc rết đầu độc gà trống không phải là không thể nhưng khả năng xảy ra là thấp. Tuy nhiên, rết thường chọn côn trùng nhỏ hơn khi đi săn.
Đối mặt với một con gà trống mạnh mẽ, con rết có thể chọn cách né tránh thay vì chủ động tấn công.
Bởi nếu liều lĩnh tấn công gà trống, rết sẽ bị con gà nuốt chửng nhanh gọn. Vì nọc độc của rết có trong cơ thể nó nên việc bị gà nuốt gọn cả người không giúp nó phát tán nọc độc.
Là một trong "Ngũ độc", rết có chất độc cực mạnh nhưng rất khó phát huy chất độc khi đối mặt với gà trống. Điều này không phải vì rết không đủ khỏe mà là do trong quá trình tiến hóa, gà trống đã dần có được khả năng chống lại độc tố của rết. Điều này một lần nữa chứng minh rằng cạnh tranh sinh học trong tự nhiên đòi hỏi phải tiến hóa liên tục để tồn tại.
Tham khảo: Sohu