Sống trong một xã hội có tính cạnh tranh cao như hiện nay, chúng ta phải không ngừng trau dồi kĩ năng và tri thức cho bản thân thì mới có thể tìm được một công việc ưng ý.
Nếu bạn muốn thể hiện tốt trong một buổi phỏng vấn, việc trình bày khả năng chuyên môn thôi còn chưa đủ, hãy cố gắng phát huy tư duy đa dạng về vấn đề và các câu hỏi "hóc búa" mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra bất ngờ.
Đình Đình là một sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm xã hội. Giống như những bạn bè cùng lớp khác, Đình Đình đang cố gắng tìm việc làm ở khắp nơi.
Dù biết vị trí mình đã xin ứng tuyển có rất nhiều áp lực, nhưng Đình Đình vẫn muốn thử thách bản thân thử xem thế nào.
Rất may, CV của Đình Đình đã được thông qua. Cô được mời đến phỏng vấn cùng hai người khác.
Người phỏng vấn là một người đàn ông trẻ, ưa nhìn. Lúc đầu, anh ấy chỉ hỏi một số câu hỏi cơ bản, nên hầu như ai cũng có thể trả lời tốt.
Nhưng đến vòng cuối cùng, anh ấy đã đặt ra một câu hỏi khá kì lạ:
"Tại sao những người giả vờ ngủ, lại khó gọi họ dậy hơn những người đang ngủ thật?"
Người phỏng vấn cho ứng viên hai phút để suy nghĩ và chuẩn bị câu trả lời. Ứng viên thứ hai tỏ ra khá bối rối, vì anh ta không nắm bắt được, rốt cuộc ý đồ của người phỏng vấn là gì?
Hai phút đã qua, mọi người đều tập trung vào thanh niên sinh năm 1990 ngồi đầu tiên. Anh ta đứng dậy, nhanh chóng trả lời:
"Vấn đề này thật ra rất đơn giản, bởi vì họ chỉ muốn sống trong thế giới của riêng mình, nên bạn có gọi cỡ nào đi nữa, đều chỉ phí công vô ích."
Người phỏng vấn nghe xong liền lắc đầu, đây không phải câu trả lời mà anh ta mong muốn.
Rút kinh nghiệm từ người thứ nhất, ứng viên thứ hai suy nghĩ một lát mới nói:
"Không hẳn hoàn toàn là không thể gọi dậy. Nếu bạn đã biết người đó giả vờ ngủ thì cứ nói thẳng ra, liên tục làm phiền như vậy, chắc chắn người đó không thể không thức giấc."
Người phỏng vấn nghe xong liền gật đầu, nhưng không nói gì thêm.
Đến Đình Đình, cô đã suy nghĩ nãy giờ, vì vậy cố gắng giữ bình tĩnh đáp: "Bởi vì cô ấy không thích anh, nên không muốn gặp anh."
Người phỏng vấn nghe xong liền tò mò hỏi lại: "Tại sao bạn lại trả lời như vậy?"
Đình Đình nói tiếp:
"Anh không thể đánh thức một người giả vờ ngủ. Điều này tương tự như việc theo đuổi một người không yêu anh. Dù anh có tốt thế nào, đã không thích anh, thì tất nhiên cô ấy sẽ không đáp lại."
Nghe xong, người phỏng vấn suy ngẫm một hồi, cảm thấy lời Đình Đình nói càng ngẫm càng có lí. Anh ta bảo ba ứng viên chờ một lát, bản thân thì sang phòng họp riêng thảo luận cùng đồng nghiệp.
Kết quả phỏng vấn được quyết định trực tiếp, Đình Đình được nhận ngay tại chỗ. Hai người kia tuy có chút không phục, dù sao Đình Đình chỉ mới là sinh viên, bọn họ đều đã có kinh nghiệm làm việc mấy năm. Chẳng lẽ chỉ vì một câu hỏi thế này lại có thể đánh rớt bọn họ?
Tuy nhiên, người phỏng vấn đã giải thích với họ, thật ra câu hỏi thế này không có câu trả lời chuẩn xác nào. Họ chỉ đang thử thách xem ứng viên có dám nói ra suy nghĩ thật và những điều mà bản thân đang đặt trong lòng hay không.
Người thứ nhất đã gián tiếp thay đổi chủ đề. Còn người thứ hai chỉ biết bám sát vào chủ đề "giả vờ ngủ" mà không suy nghĩ theo hướng độc lập, riêng biệt. Chính vì vậy mà họ đã đánh mất cơ hội làm việc lần này.
Đa số những nhân viên làm việc càng lâu năm, càng đi theo lối mòn và dễ đưa ra những ý tưởng thiên hướng bảo thủ. Do đó mà lần tuyển người này, người phỏng vấn đã đặt ra câu hỏi khó để tìm kiếm được ứng viên dám đưa ra câu trả "táo bạo", mang màu sắc cá nhân của riêng mình…