“Tại sao không ít người chấp nhận đi làm với mức lương thấp nhất, ngày ngày bị chèn ép nhưng vẫn nhất quyết không nghỉ việc?” là một chủ đề được bàn tán sôi nổi trên trang mạng xã hội Trung Quốc trong những ngày gần đây.
Không được trọng dụng nhưng vẫn đi làm (Ảnh minh hoạ)
Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng đa phần độc giả đồng ý với ba ý kiến sau:
Lo sợ không tìm được mức lương cao hơn
Trên thực tế, mức lương trong môi trường công sở vốn không cao như suy nghĩ của nhiều người. Theo số liệu thống kê của Zhihu, chỉ có khoảng 20% số người lao động tại các đô thị loại 1 tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải….) nhận được mức lương từ 10000 NDT một tháng (tương đương 33 triệu VNĐ một tháng).
Trong khi đó, theo China News, chi tiêu bình quân đầu người tại các thành phố này lên tới hơn 15000 NDT (hơn 49,5 triệu VNĐ một tháng).
Lo lắng về tiền lương khi đổi việc (Ảnh minh hoạ: Sohu)
Vì vậy, nhiều người khi đi làm, dù nhận được mức lương không xứng với năng lực và công sức bỏ ra, nhưng vì lo ngại không tìm được việc có thu nhập bằng hoặc cao hơn công việc hiện tại nên chỉ đành ngậm ngùi chịu đựng.
Lo ngại về vấn đề tuổi tác
Nếu nói 30 tuổi vẫn quyết không đổi việc vì mong được thăng tiến, thì 40 tuổi không nghỉ việc là do lo sợ không tìm được việc khác. Có thể nói, môi trường làm việc hiện nay đã không còn phù hợp với tầng lớp trung niên.
Chỉ tuyển người trẻ nhiệt huyết (Ảnh minh hoạ)
Thậm chí, nhiều công ty khi tuyển dụng, còn đặc biệt chú thích chỉ tuyển nhân viên dưới 30 tuổi, chứ không tuyển bộ phận những người không thể tập trung hoàn toàn trong công việc do áp lực bốn phía từ gia đình như tầng lớp 40 tuổi đổ lên.
Áp lực của tầng lớp trung niên (Ảnh minh hoạ)
Mong muốn đạt được mục tiêu theo đuổi
Ngoài hai nguyên nhân trên thì mong muốn đạt được mục tiêu đang theo đuổi cũng là nguyên nhân chính của giới trẻ hiện nay khi chấp nhận “khổ lao”.
Hiện nay, nhiều người đề cao yếu tố môi trường làm việc, coi đây là nguyên nhân cốt yếu quyết định sự gắn bó lâu dài với công ty. Họ bày tỏ quan ngại về vấn đề đi làm gặp sếp khó tính, đồng nghiệp không thân thiện, khuyên giới trẻ còn sức lực còn thời gian nhanh chóng đổi công việc.
Bị sếp gây khó dễ khi làm việc (Ảnh minh hoạ: Zhihu)
Nhưng có thực tế cho thấy, có không ít bạn trẻ rất kiên trì, họ đi làm với mong muốn tích lũy kinh nghiệm, thử sức trong môi trường làm việc áp lực. Chứ không quan trọng quá mức lương trước mắt, bởi mục tiêu chính đó là sau một vài năm phấn đấu, sẽ được thăng tiến nên chức vụ mong ước, với mức lương tăng cao gấp bội.
Được đền đáp sau nỗ lực làm việc của giới trẻ (Ảnh minh hoạ: Zhihu)
Có thể thấy khi đi làm, ai cũng mong muốn tìm được “việc nhẹ lương cao”, nhưng khi hiểu được sự khốc liệt của thị trường lao động, người ta lại vì nhiều lo ngại như tiền bạc, tuổi tác, cơ hội thăng tiến,... mà lựa chọn kiên trì với công việc hiện tại.