Tại sao nhiều gia đình chọn gà cồ đang tập gáy để cúng trong ngày ông Công ông Táo?

Bảo Bình |

Ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường chuẩn bị làm lễ cúng tiễn Táo quân lên chầu trời để báo cáo mọi việc tốt xấu trong năm qua.

Sắm lễ vật cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng cần có 3 mũ Táo quân gồm hai mũ đàn ông (có hai cánh chuồn) và một mũ đàn bà (không có cánh chuồn).

Để đơn giản, người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ Táo quân (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia Táo quân thay đổi theo năm Ngũ hành.

Cụ thể, các năm hành kim, mộc, thủy, hỏa thổ dùng các màu lần lượt là vàng, trắng, xanh, đỏ, đen. Những đồ mũ, áo, hia… bằng giấy này sẽ được đốt đi sau lễ cúng Táo quân cùng với bài vị cũ, sau đó gia chủ sẽ lập bài vị mới.

Về cỗ cúng, có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy thuộc vào hoàn cảnh của gia chủ.

Lễ mặn thường gồm có: xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng... Một số còn cúng cá chép rán.

Lễ chay: trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...

Thêm vào đó, với nhà có trẻ con thì người ta còn chuẩn bị một con gà luộc để cúng Táo. Gà này là gà cồ mới lớn, đang tập gáy, ngụ ý xin Táo về trời tâu Ngọc Hoàng cho đứa trẻ trong nhà lớn lên mạnh khỏe bình an, dồi dào sinh khí, mạnh mẽ vững vàng giống như chú gà trống.

Tại sao nhiều gia đình chọn gà cồ đang tập gáy để cúng trong ngày ông Công ông Táo? - Ảnh 1.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo.

Văn khấn cúng ông Táo lên chầu trời

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :........................ Ngụ tại :..................

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm , các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Sự tích vua Bếp trong Cơ sở Văn hóa Việt Nam

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khổ, sau một năm mất mùa, người chồng phải đi làm ăn xa, nhiều năm bặt tin không về. Người vợ để tang chồng, sau đó, nối duyên với một người đã cưu mang nàng.

Một ngày kia, trong khi người chồng mới đi vắng, người chồng cũ bỗng trở về. Lúc này, người vợ chỉ biết ôm chồng cũ khóc than rồi đem cơm rượu cho ăn. Sợ điều tiếng, người vợ bảo chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Người chồng mới về nhà, vào bếp lấy tro bón ruộng nhưng không có, bèn đốt đống rơm, vô tình giết người chồng cũ.

Thấy chồng cũ chết oan uổng trong đống rơm, người vợ thương xót nên nhảy vào lửa cùng chết. Người chồng mới thấy vậy, thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chết theo dù chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện.

Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa nên phong cho họ làm vua Bếp để được gần nhau mãi mãi và để lửa luôn đốt nóng tình yêu của họ.

Trong bộ ba đó, người chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà và người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại