Tại sao nhiều đứa trẻ không biết thương xót cha mẹ? Câu trả lời xứng đáng để hàng nghìn phụ huynh đọc và suy ngẫm

Hiểu Đan |

Cái sai ngoài xã hội bao giờ cũng phải trả giá đắt hơn ở gia đình.

Tác giả Rousseau đã chỉ ra rõ ràng trong tác phẩm "Emile": "Bạn có biết cách nào làm con mình đau khổ không? Nghĩa là cứ để nó có được thứ nó muốn. Càng được nhiều, nó càng muốn nhiều. Sớm muộn gì bạn cũng phải có lúc từ chối. Sự từ chối bất ngờ này khiến con cái tổn thương hơn rất nhiều bởi thực tế là nó chưa bao giờ hài lòng".

Chúng ta luôn nói rằng phải yêu thương con cái thật tốt. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ đã vô tình chiều chuộng con cái, cho con bất cứ thứ gì chúng muốn, bất kể nguyên tắc đúng hay sai. Theo thời gian, trẻ cảm thấy mình xứng đáng được yêu thương và đây là cách cha mẹ nên đối xử với mình.

Nhiều người vẫn tự tin bám lấy cha mẹ già khi đến tuổi trưởng thành, coi đó là điều hiển nhiên, chỉ biết xin mà không biết đáp trả, cũng không biết làm thế nào quan tâm và đánh giá cao người khác.

Đôi khi người khác không biết thương xót bạn, không phải vì bạn cho đi quá ít mà vì bạn để họ nhận quá nhiều. Tương tự, trẻ em sinh ra không phải là "sói mắt trắng" mà là kết quả của sự cho đi không giới hạn của bạn.

Tại sao nhiều đứa trẻ không biết thương xót cha mẹ? Câu trả lời xứng đáng để hàng nghìn phụ huynh đọc và suy ngẫm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Những câu chuyện đau lòng

Một người kể:

"Cô hàng xóm của tôi đang học năm thứ ba trung học cơ sở. Mẹ cô ấy bị xuất huyết nặng khi sinh và phải may mắn lắm mới sống sót được. Kể từ đó, sức khỏe của chị rất kém, cả hai vợ chồng đều rất lo lắng cho việc học hành của con.

Cô gái đó cũng rất tham vọng, điểm thi luôn đứng trong top ba của lớp. Nhưng tôi có thể nghe thấy cô ấy cãi nhau với mẹ hầu như mỗi ngày sau khi đi học về.

Một lần, mẹ cô ấy phàn nàn với tôi. Cô cho biết, mình rất tận tâm với con gái, mỗi ngày đều nấu những món ăn ngon cho con, chỉ sợ một bữa ăn không vừa ý con sẽ ăn ít đi. Sau đó, tôi trò chuyện với cô ấy vài lần, lần nào chủ đề cũng bắt đầu và kết thúc với con gái. Tôi hiếm khi nghe cô ấy nói về mình.

Chị quả thực rất tận tâm trong việc chăm sóc con. Hàng ngày trước khi con gái về nhà, cô sẽ đặt những bữa ăn đã nấu chín kỹ lưỡng lên bàn, gấp quần áo đã giặt rồi cất vào tủ rồi để quần áo cho ngày hôm sau trên giường.

Có lần trời nóng, quần áo mang cho con gái hơi dày, chị tự trách mình suốt thời gian dài. Tôi nói với cô ấy rằng vì con đang học cấp hai nên chắc chắn nó sẽ biết cởi ra nếu thấy nóng.

Nhưng một người mẹ tận tâm, chu đáo như vậy ngày nào cũng phải chấp nhận những lời chỉ trích, chê bai của con cái. Con gái không bao giờ cảm nhận được mẹ đã làm việc chăm chỉ như thế nào cho mình, như thể mọi thứ đều là điều hiển nhiên.

Không biết người mẹ đó để con gái đi học về tự mình dọn cơm, dọn dẹp nhà cửa, quần áo thì liệu sẽ có kết cục khác?".

Người khác kể: "Tôi có một người bạn cùng lớp. Có lần tôi đến nhà cô ấy làm khách, chị gái cô ấy thấy mẹ nấu không ngon nên muốn ăn gà rán. Người mẹ lấy tiền đưa cho con mà không nói gì.

Điều khiến tôi sốc hơn nữa là sau khi mua về, cô ấy đã ăn hết. Ăn gần xong, liền cầm túi đặt trước mặt mẹ rồi nói: "Con không ăn, phần còn lại đưa cho mẹ!". Người mẹ nhặt từng miếng gà lởm chởm lên và ăn một cách tự nhiên. Như thể mọi thứ bình thường. Không có gì sai trái. Nếu là tôi, không bao giờ tôi để mẹ ăn đồ thừa của mình theo cách đó".

Bạn có còn nhớ Vương Gia Kinh, một thanh niên đã giết mẹ ở sân bay không? Người này học ở Nhật Bản trong 5 năm, trong thời gian đó chi phí sinh hoạt và học phí đều lấy từ thu nhập hàng tháng của người mẹ là 7.000 Nhân dân tệ.

Đứa con yên tâm tận hưởng mọi thứ mẹ ban cho, chưa bao giờ nghĩ rằng ở tuổi 24 có thể vừa học vừa làm để chia sẻ gánh nặng cho mẹ. Một lần, người mẹ phải mượn tiền khắp nơi và thực sự không có tiền để cho con. Đau đớn thay, đứa trẻ đã đâm mẹ 9 nhát khi bà đến đón ở sân bay.

Làm sao đứa con có thể làm điều này với một người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình? Chẳng lẽ nuôi con đến 24 tuổi vẫn không thể tự lập? Liệu hắn còn có chút lòng khoan dung nào không?

Không có lòng biết ơn được hình thành trong việc chiều chuộng

Làm cha mẹ che mưa che gió cho con thì dễ, nhưng "tàn nhẫn" với con mới khó. Những bậc phụ huynh có tầm nhìn xa đang nuôi dưỡng cho con tính tự lập thay vì làm thay.

Trong bộ phim "The King of Soul", cậu bé Charles bị mù, để rèn luyện khả năng sinh tồn của con, mẹ cậu cố gắng để con đi lại và làm mọi việc một cách độc lập. Cậu bé ngã xuống đất, thò tay vào lò sưởi và bị bỏng, khóc đòi mẹ và kêu cứu. Người mẹ lặng lẽ khóc ở bên cạnh, bởi vì bà biết: Mẹ không thể cùng con đi hết cuộc đời, và con phải học cách sống tự lập.

Đối với con cái chúng ta cũng vậy, không ai mãi đồng hành cùng con mình, không thể mãi che chở cho con khỏi mưa gió, cũng không thể để con sống trong "nhà kính" suốt đời. Quá chiều chuộng cũng giống như gián tiếp hủy hoại một đứa trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ quá cưng chiều con cái sẽ khiến họ cảm thấy việc nuôi dạy trẻ rất mệt mỏi... Họ phải lao động vất vả, vắt kiệt sức lực cơ thể để tạo điều kiện tốt hơn cho con. Kết quả của việc này là cha mẹ thì vất vả nhưng con cái lại vô ơn, chẳng đạt được thành tựu gì", bà nói.

Tình yêu đích thực của con cái không phải là đáp lại những yêu cầu vô lối của con, không phải là chiều chuộng con mà là học cách rèn luyện cho con khả năng tự chăm sóc và tự lập. Một đứa trẻ cần hiểu yêu thương là đồng cảm, thấu hiểu, chứ không phải cứ được chiều mới là yêu. Hãy để con ở nhà làm sai, rồi sửa cho đến khi thành thạo. Cái sai ngoài xã hội bao giờ cũng phải trả giá đắt hơn ở gia đình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại