Tại sao người Nhật Bản được mệnh danh "Thánh sạch sẽ"? Vì ở đất nước này, vứt rác không phải chuyện dễ

Trung Hạ |

Các quy tắc xử lý rác rườm rà đã trở thành thói quen hàng ngày của người Nhật.

Hẳn bạn cũng biết, người Nhật Bản nổi tiếng sạch sẽ. Học sinh phân công trực nhật chặt chẽ, cổ động viên tích cực thu gom chai lọ, mẩu bánh trên khán đài sau khi trận đấu kết thúc... là những hình ảnh "ghi điểm" của người Nhật trong mắt bạn bè quốc tế.

Tại sao người Nhật Bản được mệnh danh Thánh sạch sẽ? Vì ở đất nước này, vứt rác không phải chuyện dễ - Ảnh 1.

Thói quen sống sạch sẽ từ lâu đã ăn sâu vào tim của người Nhật Bản. Thế nhưng bạn đã từng hỏi vì sao họ có thể rèn luyện được điều này chưa? Phải chăng trong quá khứ, đất nước mặt trời mọc vẫn luôn sạch sẽ như vậy?

Nhật Bản trước đây không hề… sạch sẽ

Trong những năm 1960, Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển kinh tế “thần tốc” nhưng do đó cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Vào thời điểm đó, đường phố ở Tokyo tràn ngập khí thải của nhà máy và xe hơi, đến mức vào ban ngày cũng không thể nhìn thấy rõ núi Phú Sĩ.

Người khạc nhổ và vứt rác trên đường phố ở khắp mọi nơi, nhà vệ sinh công cộng chính là nơi bẩn thỉu nhất.

Nhà phê bình giáo dục Nhật Bản, Osamu Takahashi, đã thể hiện mặt không mấy tốt đẹp này vào cuốn Người Nhật xấu xí (tạm dịch).

Tại sao người Nhật Bản được mệnh danh Thánh sạch sẽ? Vì ở đất nước này, vứt rác không phải chuyện dễ - Ảnh 2.

"Người Nhật xấu xí" của Osamu Takahashi.

Nhật Bản đã thay đổi như thế nào?

Theo phân tích của truyền thông Nhật Bản, sự thay đổi này bắt đầu tại Thế vận hội Tokyo năm 1964.

Để gây ấn tượng tốt với người nước ngoài, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành một chiến dịch quảng bá sự sạch đẹp và an toàn vệ sinh quy mô lớn.

Các gia đình ở Tokyo đã được phát sổ tay tuyên truyền và nhiều nhóm tình nguyện tự phát ra đường để dọn dẹp.

Cũng tại thời điểm này, các thùng rác được lắp đặt lần đầu tiên trên đường phố Nhật Bản.

Đồng thời, người Nhật đã xây dựng lại hệ thống giáo dục đạo đức cho công dân, đặc biệt là cho thế hệ tiếp theo.

Bắt đầu từ tháng 12/1962, ngày 10 hàng tháng trở thành "Ngày làm đẹp thủ đô".

Tại sao người Nhật Bản được mệnh danh Thánh sạch sẽ? Vì ở đất nước này, vứt rác không phải chuyện dễ - Ảnh 3.

Trải qua sự hoành hành thảm khốc của căn bệnh Minamata (bệnh thần kinh do nhiễm độc thủy ngân) và các bệnh khác gây ra bởi các vấn đề môi trường, xã hội Nhật Bản nhận ra môi trường có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của con người, do đó thay đổi là điều cấp bách và cần thiết.

Tất nhiên, sự thay đổi không thể một sớm một chiều.

Đặc biệt là vào cuối những năm 1980, Nhật Bản bước vào một nền kinh tế bong bóng và lượng khí thải ngày càng tăng.

Để đối phó với tình hình mới này, Chính phủ Nhật Bản đã thúc đẩy một loạt các quy định và vận động:

Vào tháng 6/1989, sự kiện "Tokyo Slim" diễn ra thường xuyên để phổ biến cho công chúng về vấn đề rác thải.

Năm 1991, Nhật Bản sửa đổi luật xử lý chất thải.

Bắt đầu từ năm 1993, tuần đầu tiên của tháng 6 được quy định là "Tuần lễ giảm rác thải".

...

Trẻ em Nhật Bản ở trường mẫu giáo được dạy các quy tắc phân loại rác. Một số trường học cũng sẽ tổ chức các chuyến thăm nhà máy đốt rác, anime Nhật Bản cũng cố gắng hết sức để thúc đẩy bảo vệ môi trường, mọi thứ dần dần đi sâu vào trái tim của người dân.

Bằng cách này, sau nhiều thế hệ nỗ lực, hình tượng "Người Nhật yêu sạch" được xây dựng và lan tỏa khắp toàn cầu.

Vứt rác ở Nhật Bản không phải chuyện dễ

Trong quá trình thay đổi, một loạt quy tắc xử lý chất thải đặc biệt dần được hình thành trong đời sống người dân.

Những người lần đầu tiên đến Nhật Bản thường có rất nhiều dấu chấm hỏi trong đầu:

Thùng rác đâu?

Tại sao người Nhật Bản được mệnh danh Thánh sạch sẽ? Vì ở đất nước này, vứt rác không phải chuyện dễ - Ảnh 4.

Đường phố Nhật Bản có rất ít thùng rác. Nhưng đó là hiện tượng chỉ có trong hơn 20 năm trở lại đây.

Năm 1995, sự cố khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo nổ ra. Để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố, chính phủ Nhật Bản đã tháo dỡ lượng lớn các thùng rác trên đường phố. Đây chỉ là động thái tạm thời. Nhưng sau đó, người Nhật dần dần quen với tình trạng không có thùng rác, cộng với vấn đề chi phí lắp đặt lại, hiện tượng này vẫn còn cho đến bây giờ.

Không có thùng rác, người Nhật sẽ vứt rác ở đâu?

Một thói quen phổ biến của người Nhật: Cho rác trong túi nhựa và mang về nhà ném. Tất nhiên, đối với người nước ngoài đi du lịch đến Nhật Bản, thùng rác là thứ luôn cần thiết.

Trên đường phố Nhật Bản, thùng rác thường được giấu ở những nơi sau:

Bên cạnh máy bán hàng tự động ở cửa hàng tiện lợi, nhà ga.

Nhưng một vấn đề khác lại phát sinh:

Vứt rác như thế nào?

Người Nhật Bản có thói quen phân loại rác vô cùng chi tiết.

Chỉ riêng ở Tokyo, các phương pháp phân loại rác khác nhau ở các quận. Một số nơi thậm chí còn được chia thành hơn 20 loại...

Nhưng về cơ bản, rác được chia thành 4 loại chính: Rác dễ cháy, rác không cháy, rác tài nguyên và rác thô to.

Dưới mỗi loại lớn có rất nhiều loại nhỏ.

Rác dễ cháy: rác thải nhà bếp, da cao su...

Rác không cháy: kim loại, thủy tinh, gốm sứ, pin...

Rác tài nguyên: lon thực phẩm, chai thủy tinh, chai nhựa, giấy thải...

Rác thô to: thiết bị gia dụng lớn, đồ nội thất...

Việc phân loại rác ở thành phố Utsunomiya thậm chí còn tỉ mỉ đến xác động vật, két sắt chống cháy và phân…

Loại rác thô thường phải thu phí xử lý rất đắt. Ví dụ, khi mua một chiếc xe hơi, bạn phải trả 20.000 yên (hơn 3,3 triệu đồng) cho vé rác.

Tại sao người Nhật Bản được mệnh danh Thánh sạch sẽ? Vì ở đất nước này, vứt rác không phải chuyện dễ - Ảnh 5.

Biểu đồ phân loại rác tại thành phố Setagaya.

Việc phân loại rác này phải được thực hiện nghiêm ngặt, người dân địa phương đôi khi vô tình phân loại sai, người thu gom rác có thể từ chối nhận.

Hơn nữa, nếu phân loại rác không tốt, bạn sẽ bị hàng xóm khinh miệt.

Ví dụ, chai nhựa sẽ được xử lý như thế này:

Tại sao người Nhật Bản được mệnh danh Thánh sạch sẽ? Vì ở đất nước này, vứt rác không phải chuyện dễ - Ảnh 6.

Bỏ nắp chai ra - lấy nhãn - rửa sạch - giẫm bẹp.

Hộp sữa được xử lý như thế này:

Tại sao người Nhật Bản được mệnh danh Thánh sạch sẽ? Vì ở đất nước này, vứt rác không phải chuyện dễ - Ảnh 7.

Rửa sạch - mở bung hộp - phơi nắng sạch sẽ - xếp thành chồng.

Các loại chai lọ phải rửa sạch đến sáng bóng mới có thể ném bỏ. Cho nên, sống ở Nhật Bản, trước khi mua sơn móng tay, kem trang điểm… bạn phải suy nghĩ rất nhiều.

Ở Nhật Bản, các loại rác khác nhau phải được đóng gói trong một túi rác cụ thể trước khi chúng được dọn đi.

Những túi rác này chỉ có thể được mua tạic siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi do chính quyền địa phương chỉ định.

Ở Nhật Bản, các loại rác khác nhau có ngày thu gom rác riêng.

Tại sao người Nhật Bản được mệnh danh Thánh sạch sẽ? Vì ở đất nước này, vứt rác không phải chuyện dễ - Ảnh 8.

Cho nên mỗi ngày chỉ có thể đến địa điểm được chỉ định, đổ rác quy định trong ngày...

Rác tài nguyên: Thứ Tư.

Rác dễ cháy: Thứ Ba và Thứ Sáu.

Rác không cháy: Thứ Năm.

Rác lớn, cồng kềnh: Vui lòng gọi số điện thoại trên hướng dẫn.

Bỏ lỡ thời gian thu gom rác ư? Vui lòng chờ lần sau!

Đó là lý do tại sao nhiều người Nhật không dám mua nhiều nguyên liệu tươi sống vào mùa hè. Bởi vì một khi bỏ lỡ thời gian vứt rác, trong vài ngày tới, toàn bộ căn phòng sẽ bắt đầu tràn ngập mùi hôi thối...

Xử lý rác không chỉ là phân loại, còn có giảm thiểu và tái chế

Các quy tắc xử lý rác rườm rà đã trở thành thói quen hàng ngày của người Nhật.

Hơn nữa, trong những năm gần đây, Nhật Bản đã xuất hiện "phong trào nhặt rác": hàng nghìn cuộc thi đã được tổ chức cho đến nay, với gần 80.000 người tham gia và trào lưu này đã phổ biến đến Nga, Hàn Quốc, Mỹ...

Tại sao người Nhật Bản được mệnh danh Thánh sạch sẽ? Vì ở đất nước này, vứt rác không phải chuyện dễ - Ảnh 9.

Các quy tắc của cuộc thi rất đơn giản:

Chấm điểm theo cân rác mà mỗi nhóm nhặt được. Nhóm có điểm số cao nhất sẽ giành chiến thắng.

Các loại rác khác nhau được quy định giá trị điểm số khác nhau.

Ví dụ, rác kim loại dễ tìm hơn, vì vậy điểm số thấp hơn. Tàn thuốc lá rất khó tìm, vì vậy số điểm cao hơn. Cuộc thi này giống như một phiên bản thân thiện với môi trường của trò chơi săn kho báu.

Trong mắt người Nhật, rất nhiều loại rác thực sự là kho báu. Tại Nhật Bản, 3R (Reduce, Reuse và Recycle) bao gồm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế, là 3 phương châm hàng đầu trong việc xử lý chất thải.

Tại sao người Nhật Bản được mệnh danh Thánh sạch sẽ? Vì ở đất nước này, vứt rác không phải chuyện dễ - Ảnh 10.

Trấn nhỏ Kamikatsu là một ví dụ điển hình về "giảm thiểu": người dân thị trấn đã bắt tay thực hiện kế hoạch "không rác" từ năm 2003.

Họ đã vượt qua những khó khăn ban đầu, dần dần khám phá các phương pháp tái chế rác khác nhau, tỷ lệ tái chế hiện đã đạt 81%. Sau khi môi trường được cải thiện, rau củ được trồng ở đây rất được ưa chuộng.

Đứng trước tình hình biến động của khí hậu toàn cầu như hiện nay, cần lắm những quốc gia đứng ra làm những điều chưa từng có như Nhật Bản. Quá trình này đòi hỏi sự kiên trì và phối hợp từ người dân cho đến nhà nước. Hãy nhìn đất nước mặt trời mọc mà xem, họ đã mất hơn 20 năm mới được như vậy!

Nguồn: Thepaper

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại