Tại sao chúng ta thường tỉnh dậy trước khi chuông báo thức kêu?

Hoa Hướng Dương |

Chuông báo thức giúp chúng ta có thể thức dậy đúng giờ, nhất là hôm đó có một việc quan trọng cần dậy sớm, thế nhưng có phải lúc nào bạn cũng thức dậy trước khi chuông kêu!

Chúng ta thường cài đặt chuông báo thức (đồng hồ, điện thoại) và đặt nó đầu giường để dậy đúng giờ. Nếu không đặt báo thức, bạn có thể sẽ ngủ say sưa mà quên mất việc cần làm hôm đó.

Thế nhưng, khi đặt báo thức, bạn hầu như không thức dậy khi có chuông mà lại... trước cả lúc chuông reo! Tại sao vậy nhỉ?

Nghe có vẻ kỳ quặc khi chuông báo thức lại không làm đúng vai trò của nó, nhất là với những người thường đặt chuông báo thức.

Xem video:

"Ác mộng" đồng hồ báo thức.

Đồng hồ sinh học trong cơ thể

Tại sao chúng ta thường tỉnh dậy trước khi chuông báo thức kêu? - Ảnh 2.

Đồng hồ báo thức là "ác mộng" của nhiều người. Ảnh minh họa.

Đa số mọi người đều thức dậy vào một thời điểm nhất định (không khác nhau là mấy) do chu kỳ sinh học (đồng hồ sinh học) ghi nhận thời điểm đó là thời điểm cần phải thức giấc. Nói cách khác, chúng ta có một chiếc đồng hồ báo thức ở bên trong.

Chiếc đồng hồ này sẽ điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể của chúng ta bắt đầu tăng lên tại thời điểm cần thức giấc đó để chuẩn bị cho cỗ máy sinh học có thể hoạt động hết công suất.

Luciano DiTacchio - Tiến sĩ, trợ lý giáo sư tại Khoa Dược của Đại học Trung tâm Y tế Kansas cho biết mỗi con người đều có đồng hồ sinh học của riêng mình, và chiếc đồng hồ "chạy" không giống nhau với mỗi người.

Điều này lý giải tại sao có người dậy sớm hơn người khác, hay đi ngủ muộn hơn... (do sự biến đổi của gen KDM5A lần lượt mã hóa một protein gọi là JARID1a để tạo ra biến thể nhỏ trong cách thức mà đồng hồ sinh học thể hiện).

Trong nghiên cứu năm 1999 của mình, Jan Born - Tiến sĩ, giáo sư thần kinh hành vi học tại Đại học Tübingen ở Đức và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra một hormone đặc biệt gây ra những ức chế gọi là adrenocorticotropin (ACTH).

Tại sao chúng ta thường tỉnh dậy trước khi chuông báo thức kêu? - Ảnh 3.

Đồng hồ sinh học giúp cơ thể thích nghi môi trường bên ngoài. Ảnh minh họa.

Hormone này có nồng độ cao trong máu khi người ngủ có một sự tiên đoán rằng họ sẽ thức dậy đúng giờ.

Như vậy sự biến đổi của gen (giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học) và hormone đặc biệt gây ra những ức chế là nguyên nhân chính giúp chúng ta thức dậy mỗi sáng.

Vậy lý do chúng ta thức dậy trước cả đồng hồ báo thức là gì?

Tại sao chúng ta thường tỉnh dậy trước khi chuông báo thức kêu? - Ảnh 4.

Bạn sẽ không còn sợ tiếng báo thức. Ảnh minh họa.

Việc thức giấc ngay trước khi chuông báo thức kêu là vấn đề thuộc về tiềm thức. Sở dĩ như vậy vì tối hôm đó, bộ não đã ghi nhận một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta sẽ làm vào ngày mai, do đó, tiềm thức sẽ can thiệp vào đồng hồ sinh học.

Nếu chúng ta còn thức giấc trước khi chuông báo thức kêu thì chúng ta còn phải đặt chuông báo thức để làm gì?

Bạn nghĩ vậy thì không đặt chuông báo thức cũng được, nhưng điều đó thật nguy hiểm, nhất là khi bạn có việc quan trọng không thể dậy trễ.

Việc đặt báo thức sẽ giúp chúng ta an tâm hơn, đề phòng trường hợp ngủ quên (vì không phải bao giờ chúng ta cũng thức dậy trước báo thức)..

Một lý do nữa là chúng ta "sợ" phải giật mình nghe tiếng chuông báo thức "đáng ghét", tâm lý này khiến chúng ta stress.

Tiềm thức đã giải quyết bằng cách đặt chuông báo thức ở bên trong (qua một loại hormones) sớm hơn một chút để cơ thể có thể tỉnh dậy trước tiếng chuông báo thức.

Còn nếu bạn không đặt chuông báo thức hoặc không nghĩ về giờ cần thức giấc trong một thời gian dài thì cơ thể sẽ không có phản ứng chống stress như trên.

Thật nguy hiểm vì bạn có thể thức giấc bất chợt vào các giờ khác nhau do ánh sáng chiếu vào mắt, âm thanh ồn ào hoặc do nhiệt độ tăng giảm và nhận ra mình đã lỡ một chuyện không thể lỡ như chuyến bay hay kỳ thi chẳng hạn.

Mẹo để thức dậy đúng giờ

Tại sao chúng ta thường tỉnh dậy trước khi chuông báo thức kêu? - Ảnh 5.

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn khởi đầu ngày mới đầy năng lượng. Ảnh minh họa.

Một mẹo nhỏ giúp bạn có thể thức dậy đúng giờ vào sáng hôm sau là trước lúc ngủ luôn nghĩ về việc đó một cách liên tục (có thể lẩm nhẩm).

Thậm chí tưởng tượng hậu quả khủng khiếp gì sẽ tới nếu bạn dậy muộn, điều này sẽ giúp bạn "tự kỷ ám thị" và giúp tiềm thức biết được công việc quan trọng này.

Thêm vào đó, hãy đặt chuông báo thức như một giải pháp an toàn và sẽ không thừa dù bạn có thức dậy trước đi chăng nữa!

Ngoài ra, nếu thường xuyên phải thức dậy vào một giờ sớm hơn bình thường (ví dụ bạn là người hay ngủ dậy muộn nhưng công việc mới và ông xếp khó tính yêu cầu bạn phải tới đúng giờ), bạn cần thay đổi đồng hồ sinh học của mình.

Đồng hồ sinh học rất linh hoạt vì nó hoàn toàn có thể thay đổi do nhu cầu con người, nhưng cơ thể bạn cần có một thời gian để quen dần với thời gian biểu mới.

Tại sao chúng ta thường tỉnh dậy trước khi chuông báo thức kêu? - Ảnh 6.

Ám ảnh khi phải tắt báo thức. Ảnh minh họa.

Chỉ sau một thời gian xác định là cơ thể bạn sẽ hình thành thói quen dậy vào đúng thời điểm nhất định trong ngày mà không cần đến đồng hồ, nhưng trước khi có thói quen này có lẽ bạn vẫn cần tới một chiếc đồng hồ báo thức và thói quen ngủ đủ giờ.

Nếu bạn đi ngủ quá muộn và ép cơ thể phải dậy sớm thì điều này vô cùng có hại cho sức khỏe. Mỗi cá nhân đều có yêu cầu về thời lượng ngủ khác nhau, tuy nhiên tám đến chín tiếng đồng hồ là vừa phải.

Xây dựng thói quen ngủ sớm đúng giờ và thức dậy sớm sẽ giúp bạn có được thời lượng giấc ngủ đảm bảo và không cần tới chuông báo thức vì dù hôm đó có chuyện quan trọng hay không bạn vẫn luôn dậy sớm tập thể dục mà.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại