Tại sao bề mặt Mặt trăng có hố lớn còn Trái đất thì không?

Kiều Trang |

Trong 290 triệu năm qua, số lượng tiểu hành tinh va chạm với Trái đất và Mặt trăng đã tăng lên và các vụ va chạm xảy ra thường xuyên gấp hai đến ba lần so với 700 triệu năm trước.

Kết luận này được đưa ra bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế có nhiệm vụ đếm số tuổi của các miệng hố trên bề mặt Mặt trăng. Các chuyên gia cho rằng, lý do xuất hiện những hoạt động như vậy là do sự va chạm của các thiên thể xảy ra hơn 290 triệu năm trước trong vành đai tiểu hành tinh giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc.


Theo các nhà vật lý thiên văn, rất có thể các thiên thạch rơi xuống Trái đất đã đóng vai trò chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài động vật cổ đại.


Tuy nhiên, các nhà khoa học hiếm khi tìm thấy các miệng hố trên bề mặt Trái đất có tuổi đời hơn 290 triệu năm. Người ta tin rằng các miệng hố cổ xưa hơn đã biến mất, đơn giản là do các quá trình địa chất.


Để hiểu về lịch sử của các hố trên Trái đất, các nhà khoa học quyết định khám phá “người hàng xóm” của chúng ta là Mặt trăng.


Thực tế cho thấy, các tiểu hành tinh đã đến “thăm” hành tinh của chúng ta và Mặt trăng cùng một lúc. Nhưng điều quan trọng nhất là có rất nhiều hố trên Mặt trăng vì nó không chịu nhiều thay đổi về địa chất.


Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm hiểu chi tiết bề mặt của Mặt trăng, sử dụng thông tin thu được từ Trạm thám hiểm Trinh sát Mặt trăng (LRO). Điều này cho phép họ xác định số tuổi của tất cả các miệng hố có kích thước lớn trên hành tinh này.


Cấu tạo được cho là lâu đời nhất là khoảng 1 tỷ năm tuổi, nhưng có khá ít trong số chúng tồn tại. Số tuổi của hầu hết các miệng hố không vượt quá 290 triệu năm và từ đó các nhà khoa học đã kết luận rằng, cách đây 290 triệu năm, số lượng tiểu hành tinh đến “thăm” Mặt trăng đã tăng lên. Họ cũng cho biết trung bình cứ sau vài triệu năm, các tiểu hành tinh sẽ lại tới “thăm” Trái đất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại