Tạp chí Nature (Anh) công bố, các nhà khoa học Canada vừa thu được tín hiệu chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Bursts - FBRs) bí ẩn cực ngắn, lập lại lần thứ hai trong lịch sử ở ngoài vũ trụ xa xôi.
Được phát hiện tình cờ lần đầu tiên vào năm 2007, cho đến nay, các nhà khoa học đã thu được khoảng 60 tín hiệu FBRs. Họ vẫn tiếp tục thu nhận được nhiều tín hiệu và vẫn không ngừng giải mã nguồn gốc kỳ quái của FBRs. Theo tính toán, chớp sóng vô tuyến chỉ kéo dài vài mili giây nhưng có năng lượng bằng tổng năng lượng của 500 Mặt Trời cộng lại
Bước đột phá mới nhất trong quá trình giải mã FBRs phải kể đến việc: Đây là lần thứ hai các nhà thiên văn học "bắt" được tín hiệu lặp lại lần thứ hai trong lịch sử.
Đây là lần thứ hai các nhà thiên văn học "bắt" được tín hiệu lặp lại lần thứ hai trong lịch sử.
Kính viễn vọng vô tuyến Arecibo ở Puerto Rico trước đây đã quan sát chớp sóng vô tuyến lặp lại như vậy lần thứ nhất vào năm 2015. Đến năm 2018, nhóm các nhà thiên văn học người Canada tiếp tục phát hiện chớp sóng vô tuyến nhanh lặp lại lần thứ 2.
Các nhà khoa học Canada đã phát hiện FRBs lặp lại lần thứ hai bằng cách sử dụng kính viễn vọng vô tuyến (CHIME) ở Thung lũng Okanagan, British Columbia, Canada.
Phát hiện lịch sử này nhanh chóng xuất hiện trên Tạp chí Nature vào tháng 1/2019. Tại khuôn khổ diễn đàn của Hội Thiên văn học Mỹ - AAS, diễn ra từ ngày 6 đến ngày 10/1/2019 tại Seattle, bang Washington, phát hiện cũng được các nhà thiên văn học Mỹ bàn bạc.
Cho đến nay, hầu hết các nhà khoa học cho rằng FBRs được tạo ra bởi các hiện tượng vật lý thiên văn mạnh mẽ phát ra từ khoảng cách hàng tỷ năm ánh sáng bên ngoài Ngân Hà của chúng ta, như hố/lỗ đen hoặc các sao neutron siêu đậm đặc hợp nhất với nhau.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà khoa học có cách giải thích khác...
Bất kể các tín hiệu chớp sóng này là gì và đến từ đâu, chúng vẫn là những câu đố đầy hấp dẫn với các nhà khoa học yêu thích giải mã câu đố vũ trụ.
Điều kỳ lạ là, các FRBs mới được ghi lại ở tần số vô tuyến thấp bất thường. Hầu hết những FRBs được phát hiện trước đây có tần số khoảng 1.400 megahertz (MHz), nhưng những tần số mới nằm trong phạm vi dưới 800 MHz. Bảy trong số các FRBs mới được phát hiện ở tần số 400 MHz - tần số thấp nhất mà kính viễn vọng CHIME có thể phát hiện.
Kính viễn vọng vô tuyến (CHIME) ở Thung lũng Okanagan, British Columbia, Canada. Photograph: Keith Vanderlinde/Dunlap Institute
Một số chuyên gia cho rằng đó có thể là bằng chứng của sự sống ngoài hành tinh với nền văn minh cực kỳ tiên tiến. Bởi, theo nhận định của các nhà thiên văn học thế giới, các tín hiệu FBRs chỉ kéo dài một phần nghìn giây này đến từ một nơi sâu thẳm trong vũ trụ, cách Trái Đất của chúng ta nhiều năm ánh sáng*.
Phải chăng, người ngoài hành tinh đang cố liên lạc với Trái Đất chúng ta? Hay các chớp sóng vô tuyến này chỉ là một sự hoạt động vật lý tình cờ nào đó ngoài vũ trụ?
Người ủng hộ giả thuyết rằng FBRs là bằng chứng của nền văn minh tiên tiến mà người ngoài hành tinh đang sở hữu là Giáo sư Avi Loeb, thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ).
Vào năm 2017, Giáo sư Avi Loeb và đồng nghiệp thuộc trường Đại học Harvard (Mỹ) của ông là Manasvi Lingam đã đề xuất rằng FRBs có thể bị rò rỉ từ các máy phát tín hiệu ngoài hành tinh có kích thước khổng lồ.
Thay vì được thiết kế để liên lạc, nhiều khả năng chúng sẽ được sử dụng để đẩy các tàu vũ trụ khổng lồ chạy bằng buồm ánh sáng (light sail), hoặc trong trường hợp này là các chùm sóng vô tuyến, từ một tấm phản xạ lớn để tạo lực đẩy.
"Các chớp sóng vô tuyến chỉ diễn ra trong thời gian cực kỳ ngắn ngủi ở một khoảng cách cực kỳ lớn khiến chúng tôi cho rằng chúng khó có thể có nguồn gốc từ tự nhiên.", Giáo sư Avi Loeb nói thêm.
Khoa học không phải là vấn đề của niềm tin, đó là vấn đề bằng chứng. Tuy nhiên, vì nguồn gốc của các chớp sóng vô tuyến dường như đang vượt quá tầm hiểu biết cũng như công nghệ của người Trái Đất, nên việc định hình con đường để đi tìm câu trả lời cũng là một trong phương pháp các nhà khoa học hướng đến.
FRBs có nguồn gốc từ các hoạt động của vũ trụ hay là tín hiệu đến từ người ngoài hành tinh? Câu đố hóc búa này đang tiếp tục thử thách trí tuệ các nhà khoa học hiện đại.
Nhiều nhà khoa học nhận định, FBRs được tạo ra bởi các hiện tượng vật lý thiên văn mạnh mẽ như hố/lỗ đen hoặc các sao neutron siêu đậm đặc hợp nhất với nhau.
Chú thích:
*Năm ánh sáng (Light-year) là đơn vị đo chiều dài sử dụng trong đo khoảng cách thiên văn. Nó bằng khoảng 9,5 nghìn tỷ km.
Bài viết sử dụng nguồn: The Guardian, Independent