Bạn đọc có số điện thoại 0904339XXX hỏi: Tôi đã 50 tuổi và có 28 năm đóng BHXH. Tôi hiện đã nghỉ việc ở cơ quan do không bố trí được việc làm. Tôi đã đủ điều kiện nghỉ hưu sớm không?
Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Theo quy định tại Điều 55, Luật BHXH, thì điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động gồm 3 yếu tố: Số năm đóng BHXH, độ tuổi và tỉ lệ suy giảm khả năng lao động.
Cụ thể, NLĐ khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, Điều 54 của Luật BHXH khi:
a) Từ 1.1.2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.
Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế ban hành.
Căn cứ vào quy định trên thì bạn đọc thứ nhất không đủ điều kiện về cả độ tuổi lẫn tỉ lệ suy giảm khả năng lao động để nghỉ hưu sớm.
Với bạn đọc thứ hai, có thể được nghỉ hưởng lương hưu sớm nếu đi giám định và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị suy giảm từ 61% trở lên và có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm.
Bạn đọc số 01633367XXX gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động hỏi: Tôi đang có thai 26 tuần, nhưng Cty quy định phải có thai từ tuần thứ 30 trở lên mới được nghỉ sớm một giờ/ngày. Cty làm như vậy có đúng không?
Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 2, Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:
Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương..."
Như vậy đối với trường hợp của bạn cần phải căn cứ vào công việc hiện bạn đang làm có phải là công việc nặng nhọc hay không.
Nếu là công việc nặng nhọc thì bạn cần có đơn yêu cầu công ty để được hưởng chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ.