Sức mạnh tên lửa đạn đạo Mỹ từng khiến Liên Xô "mất ăn mất ngủ"

Việt Hùng |

MGM-31 Pershing II của Mỹ là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến lược di động tầm trung mang đầu đạn hạt nhân có cơ chế dẫn hướng bằng radar chủ động rất tinh vi.

Công nghệ nổi bật của tên lửa đạn đạo Pershing II nằm ở “radar video”, nó truyền sóng vô tuyến vào khu vực mục tiêu rồi mã hóa dữ liệu thành 2 bit điểm ảnh. Bộ vi xử lý sẽ so sánh hình ảnh do radar nhận được với dữ liệu mà máy tính nạp vào tên lửa trước khi phóng để dẫn đường.

Quá trình so khớp ảnh diễn ra liên tục đến khi tên lửa lao trúng đích. Công nghệ này giúp cho Pershing II có sai số chỉ khoảng 30 m. Trong trường hợp radar không hoạt động, tên lửa vẫn có thể đến đích nhờ hệ thống dẫn đường quán tính nhưng độ chính xác không cao.

Khi được Mỹ triển khai tại Tây Đức vào năm 1983, MGM-31 Pershing II đã khiến Liên Xô phải "mất ăn mất ngủ" vì nó chỉ cần 10 phút là bay tới Moskva. Tuy nhiên do hiệu lực của Hiệp ước cắt giảm tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung INF, MGM-31 đã bị rút khỏi trang bị vào năm 1988.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại