Hàng trăm nỗi lo… và phong bì đè nặng bệnh nhân ở viện K

Vũ Minh - Thiên Vũ |

(Soha.vn) - Không chỉ đối mặt với nỗi đau đớn của bệnh tật, những bệnh nhân mắc bệnh ung thư còn phải gánh chịu muôn vàn nổi khổ khi bước vào cổng bệnh viện.

“Phải tiền đút thì mới nhanh, ai vào đây mà giàu thì nhanh khỏe, nghèo thì nằm mà chờ” – một bệnh nhân đang chữa trị tại Viện K thật thà nói.

Nỗi khổ về thủ tục

Không chỉ ở viện K mà hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương nhìn chung đều quá tải và có thủ tục nhập viện hết sức rườm rà, khiến người bệnh phải xếp hàng dài chờ đợi gọi tên mới được vào khám chữa.

Vì đợi chờ quá lâu nên tình trạng bệnh nhân tranh giành nhau, chen chúc thậm chí còn xảy ra cãi cọ để nộp giấy lên đầu, gọi tên trước. Đặc biệt vào những ngày đầu tuần, tình trạng ùn ứ, đông đúc ở bệnh viện K xảy ra thường xuyên.

Bệnh nhân phải đợi hàng giờ để được khám chữa hay làm thủ tục nhập viện ở bệnh viện K là phổ biến vì tình trạng quá tải xảy ra ở đây thường xuyên.

Bệnh nhân phải đợi hàng giờ để được khám chữa hay làm thủ tục nhập viện ở bệnh viện K là phổ biến vì tình trạng quá tải xảy ra ở đây thường xuyên.

Mặc dù thủ tục khá phức tạp nhưng hầu hết các bệnh nhân đến khám chữa không được nhân viên hướng dẫn cụ thể hoặc không có bảng chỉ dẫn nên việc làm giấy tờ khám chữa đối với người dân ở tỉnh lẻ trở nên khó khăn và…mệt mỏi hơn.

Đến viện từ sáng sớm, anh Hải (Thường Tín, Hà Tây cũ) đưa bố đi nội soi dạ dày. Mặc dù không phải lần đầu đi viện và khá nhanh nhẹn làm thủ tục nhưng anh Hải cũng phải đợi khá lâu mới đưa bố vào phòng khám.

Ngồi đợi trong tình trạng mệt mỏi, anh thở dài: “Thủ tục nhiều giấy tờ lắm, phải đi hết phòng này đến phòng khác, không được hướng dẫn nên phải chạy lung tung các phòng để hỏi, đáng lẽ phải nộp vào phòng ở tầng hai thì mình lại nộp vào tầng 1. Ngồi đợi cả buổi, sau một hồi, đến lúc gọi tên mới biết là giấy này phải nộp tầng hai”.

Còn bệnh nhân Trần Thị Lựu 65 tuổi, Hà Tĩnh ra Hà Nội từ thứ 7 nhưng đến thứ 3 tuần sau mới được nhập viện vì phải đợi làm thủ tục… mổ ung thư vú. Trò chuyện với khuôn mặt khắc khổ, gầy gò bác Lựu chia sẻ với giọng đuối sức: “Làm thủ tục lâu lắm cháu ạ! Đợi chờ nhiều, bác mệt lắm!”.

Với kinh nghiệm của người đi trước, anh Hải chia sẻ rằng phải biết cách mới làm thủ tục nhanh được, ví dụ như biết cách làm thủ tục, nếu không thì phải có người quen làm trong bệnh viện để qua “cửa” dễ dàng và nhanh gọn hơn.

Nỗi lo mang tên “chỗ ở”

Làm thủ tục đã phải chờ, những bệnh nhân viện K còn đối mặt với việc không được ngủ… ở trên giường hoặc chỉ ngủ ngồi vì bệnh viện luôn quá tải. Theo lời kể của bác Thoa đưa vợ lên mổ ung thư cổ tử cung thì các buổi tối ở hành lang la liệt bệnh nhân, người nhà trải chiếu, áo mưa để ngủ với đủ mọi tư thế vô cùng khổ sở.

Là bệnh viện tuyến trung ương duy nhất phát hiện và chữa bệnh ung thư, viện K luôn ở trong tình trạng đông cứng bệnh nhân, một giường bệnh phải đến ba, bốn bệnh nhân dùng chung.

Tình trạng đông đúc, người bệnh phải chen chúc trên một giường bệnh xảy ra phổ biến ở bệnh viện.

Tình trạng đông đúc, người bệnh phải chen chúc trên một giường bệnh xảy ra phổ biến ở bệnh viện.

Vợ chồng ông Tính (Hòa Bình) chọn cho mình góc hành lang để ăn, ngủ. Mặc dù đã hơn 60 tuổi, đang chữa trị bệnh ung thư phổi, hỏi ông tại sao lại nằm ở đây, ông Tính hổn hển nói: “4-5 người chung một giường, người khỏe nhường người yếu. Tôi còn khỏe lắm!Nằm ở đây thoáng hơn trong phòng”.

Vợ chồng ông Tính kê giường, trải bạt nằm chờ truyền thuốc trong hành lang bệnh viện.

Vợ chồng ông Tính kê giường, trải bạt nằm chờ trong hành lang bệnh viện.

Còn nếu thuê phòng trọ ngoài ở thì vô cùng đắt đỏ.Theo ghi nhận của phóng viên Soha news, ở qua đêm một phòng chỉ có một chiếu, chăn, gối thì giá trung bình là 100 nghìn. Còn nếu ở phòng có giường, giá 150 nghìn đồng/một ngày, 200 nghìn đồng/ ngày đối với phòng khép kín.

Một bà chủ cho thuê phòng trọ trên đường Quán Sứ ngã giá với khách: “Nếu ở qua đêm thì giá 100 nghìn một đêm, giá cả chung nhau cả, ở đâu cũng thế!”.

Giá nhà trọ cao nên mọi ngóc ngách trong bệnh viện đều có thể là chỗ ngủ qua đêm cho bệnh nhân và người nhà để tiết kiệm chi phí.

Tiền “trao tay” cho bác sĩ

Chưa kể khoản viện phí và những khoản phí “không tên” khác như tiền ăn uống, đi lại, mua thuốc ngoài vì bệnh viện không có… khiến bệnh nhân và người nhà “điêu đứng”. Những vấn đề cứ nảy sinh liên tục và phải cần đến tiền. Vì vậy mà nhiều bệnh nhân đã phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi để chữa bệnh.

Không chỉ lo những khoản chi tiêu ngập đầu, họ còn phải lo thêm một khoản tiền đút lót …thì mới nhanh khỏe mạnh. Biết trước điều này như thành thông lệ, nhiều bệnh nhân trước khi nhập viện đã chuẩn bị các loại phong bì khác nhau để “bồi dưỡng” cho bác sỹ, y tá.

Bác Nguyễn Văn Thỏa quê ở Phú Xuyên – Hà Tây cũ đưa vợ đi mổ ung thư thật thà chia sẻ: “Viện phí tăng là một chuyện, nhưng cũng phải chuẩn bị tiền cho bác sĩ. Họ không yêu cầu nhưng nhà tôi khéo léo đút cho kíp mổ khoảng 4 – 5 triệu bạc. Họ không yêu cầu, nhưng mình vẫn đưa để yên tâm, không  bị nhiễm trùng, chảy máu… thì khổ”.

Còn bác Nguyễn Văn Tình, với kinh nghiệm mổ lần hai và đang truyền hóa chất ở bệnh viện, bác chia sẻ: “Như nhà tôi đây, lần này chưa đút nên mai mới mổ, còn đút thì mổ lâu rồi. Chuẩn bị phong bì thì tùy vào người và tùy vào bệnh, có thì 500 nghìn, không có thì 200 nghìn. Trước lúc nhập viện thì phải xem mình về khoa nào rồi đút cho trưởng khoa, xong sau đó lại đút cho người điều trị mình. Mạng người là mạng tiền mà cháu!”.

Không chỉ có những nỗi lo về chỗ ở, viện phí rồi tiền phong bì...những bệnh nhân còn đối mặt với những nỗi khổ về nạn cò mồi, trộm cắp, dịch vụ

Không chỉ có những nỗi lo về chỗ ở, viện phí rồi tiền phong bì... những bệnh nhân còn đối mặt với những nỗi khổ về nạn cò mồi, trộm cắp, dịch vụ "chém" ở bệnh viện. Ảnh chụp những đối tượng trộm cắp, cò mồi tại khu vực bệnh viện K.

Nỗi lo thủ tục, chỗ ở rồi đến phong bì là một trong nỗi khổ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi khám chữa ở thành phố. Không chỉ thế, nỗi lo về cò mồi, nạn trộm cắp, cướp giật, dịch vụ “chém”…. khiến người dân chỉ biết than trời chấp nhận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại