Những người bị chứng háu ăn sẽ ăn một lượng lớn thức ăn trong một thời gian ngắn. Đôi khi vẫn ý thức được việc ăn uống vô độ của mình, nhưng họ lại không biết làm cách nào để cưỡng lại sự hấp dẫn của món ăn.
Ảnh hưởng của chứng háu ăn?
Những người có chứng háu ăn có thể ăn rất nhiều trong khi ăn, bởi vì thức ăn tạo cho họ sự thoải mái. Tuy nhiên sau khi ăn, họ lại cảm thấy xấu hổ và sợ tăng cân. Điều này là nguyên nhân chính khiến họ muốn loại bỏ thức ăn ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, tập thể dục quá nhiều, hoặc sử dụng các loại thuốc nhuận tràng.
Nếu không được điều trị, chứng ăn vô độ có thể dẫn đến những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh từ khi nào, và việc loại bỏ thức ăn khỏi cơ thể trong bao lâu. Những ảnh hưởng sức khỏe như:
- Khi bạn gây nôn quá nhiều, axit trong miệng sẽ gây nên sâu răng, đau răng, nướu sưng, viêm nướu (viêm lợi), và tình trạng xói mòn men răng.
- Loãng xương
- Sự mất cân bằng điện giải và những thay đổi trong chuyển hóa có thể dẫn đến vấn đề về tim, chẳng hạn như chứng loạn nhịp tim và thậm chí tử vong.
- Gây nôn, uống thuốc lợi tiểu… có thể khiến cơ thể mất nước, từ đó dẫn đến suy nhược cơ thể, ngất xỉu, hoặc suy thận.
- Viêm thực quản có thể gây nôn ra máu
- Sưng tuyến nước bọt
- Ngất xỉu hoặc mất ý thức, thường là do huyết áp thấp
- Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)
- Nhiệt độ cơ thể thấp
- Nguy cơ tự tử khi cảm thấy chán nản về việc ăn vô độ
- Lạm dụng thuốc (như xi-rô ipecac) để gây nôn có thể dẫn đến tiêu chảy, suy nhược, huyết áp thấp, đau ngực và khó thở. Một số người có thể chết vì lạm dụng thuốc kéo dài.
Nguyên nhân
Bệnh này có thể có nguyên nhân từ lịch sử gia đình, yếu tố xã hội, và đặc điểm tính cách của mỗi người. Bạn sẽ có nhiều khả năng bị mắc chứng háu ăn nếu:
- Những người khác trong gia đình bạn bị béo phì hoặc có chứng rối loạn ăn uống.
- Bạn đang chơi một môn thể thao cần tăng trọng lượng và cơ bắp. Ví dụ như múa ba lê, thể dục dụng cụ.
- Bạn là người cầu toàn và đòi hỏi mọi thứ luôn hoàn hảo, nhưng điều đó là không thể nên bạn luôn cảm thấy thất vọng hoặc lo lắng rất nhiều.
- Bạn đang bị căng thẳng trong cuộc sống, như ly dị, chia tay người yêu, hoặc thay đổi môi trường sống.
Điều trị
Tư vấn tâm lý: Điều này thường bao gồm tư vấn dinh dưỡng để thay đổi hành vi và lối suy nghĩ. Các mục tiêu của việc tư vấn là giúp bạn biết cách:
- Ăn ba bữa chính và hai bữa ăn nhẹ một ngày và tránh các chế độ ăn không lành mạnh
- Làm giảm sự lo lắng của bạn về trọng lượng cơ thể và hình dạng
- Có thể giảm thói quen ăn uống chè chén say sưa bằng cách kiểm tra các mối quan hệ và cảm xúc.
- Tư vấn để người bệnh có biện pháp ngăn chặn bệnh tái phát trong tương lai. Bởi vì, những người mắc chứng bệnh háu ăn thường mất một thời gian dài điều trị, bệnh lại hay tái phát. Nếu bạn hoặc người thân của bạn cảm thấy nản lòng khi điều trị, hãy nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn tâm lý.
Điều trị bằng thuốc: Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như fluoxetine đôi khi được sử dụng trong việc điều trị chứng háu ăn và giảm các triệu chứng của trầm cảm.
Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý chưa đủ mà phải kết hợp cả hai liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Do những người bị chứng háu ăn thường mặc cảm về bệnh của mình, nên khi phát hiện người quen của bạn bị chứng háu ăn bạn nên:
- Nói chuyện với họ, cho họ biết lý do bạn lo lắng
- Nhờ một người khác giúp đỡ, có thể là một nhân viên tư vấn hoặc một bác sĩ tâm lý. Việc hỗ trợ sẽ giúp người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng này.