Bí quyết an toàn cho người tiểu đường thích ăn ngọt ngày Tết

Minh Vy |

(Soha.vn) - Khi đi chúc Tết, bạn lại ăn một vài miếng bánh kẹo ngọt. Như thế, lượng đường trong máu sẽ rất dễ tăng vọt nhanh chóng trong ngày.

Bánh kẹo ngày Tết dễ khiến lượng đường tăng vọt

Các loại bánh kẹo trong ngày Tết như các loại mứt, bánh quy bơ lạc, bánh quế… là những món đồ ngọt hấp dẫn trong dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, chúng chứa rất nhiều carbohydrate.

Thử tưởng tượng trong dịp Tết, khi bạn đi chúc Tết rất nhiều gia đình và đến mỗi gia đình, bạn lại ăn một vài miếng bánh. Như thế, lượng đường trong máu sẽ rất dễ tăng vọt nhanh chóng trong ngày.

Tất cả các loại carbohydrate, dù tinh bột hay đường, đều ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của bạn. Bởi vậy, bạn nên kiểm soát chặt chẽ lượng carbohydrate hấp thụ trong ngày. Nếu sử dụng nhiều các loại carbohydrate đã qua tinh chế (như đường), lượng glucose được giải phóng vào đường máu càng nhanh hơn. Điều này sẽ làm lượng đường trong máu tăng đột biến.

Dưới đây là 7 lời khuyên giúp bạn điều tiết lượng đường trong máu trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới:

1. Ăn sáng lành mạnh trước khi ra ngoài

Bữa sáng của bạn nên bao gồm carbohydrate phức chứa nhiều chất xơ như yến mạch nguyên hạt, bột ngũ cốc, bánh mì nguyên cám, các loại quả hạch và hạt.

Carbohydrate phức sẽ giải phóng glucose vào máu nhưng với một tốc độ chậm hơn là thực phẩm chứa nhiều đường.

2. Định mức lượng đồ ngọt cho phép trong ngày

Nếu như không chắc chắn mình có thể ăn bao nhiêu bánh quế và bánh dứa, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Nhớ là tổng lượng carbohydrate hấp thụ có thể dễ dàng được tăng lên với mỗi chiếc bánh quy bơ lạc.

3. Không uống đồ uống đóng lon chứa đường

Thay vì chọn đồ uống có gas, bạn nên uống trà, nước lọc, nước chanh hoặc một loại đồ uống chứa ít đường.

4. Phân bổ lượng carbohydrate hấp thụ trong ngày

Ngăn chặn lượng glucose trong máu tăng cao đột ngột bằng cách ăn nhiều bữa ăn nhỏ, thường xuyên. Theo Tiến sĩ Keith W. Berkowitz tại Mỹ, mỗi bữa ăn của bạn nên cách nhau 2-3 tiếng để đảm bảo lượng đường trong máu không bị tụt, dẫn tới ăn nhiều đường không kiểm soát.

5. Cắt giảm khẩu phần ăn

Một cách hiệu quả để hạn chế lượng đường trong máu tăng cao là ăn ở mức độ dè chừng. Bạn không phải kiêng hoàn toàn món mứt ưa thích, tuy nhiên, hãy cắn một miếng nhỏ hơn.

6. Ăn nhiều trái cây, các loại quả hạch và hạt

Carbohydrate phức có thể được tìm thấy trong trái cây, các loại hạt và quả hạch (như hạt bí, hạnh nhân) sẽ giúp bạn no lâu và không thèm ăn những món ăn nhiều đường, giàu chất béo vào dịp Tết.

Nghiên cứu của năm 2006 của Đại học Tufts (Mỹ) cũng cho thấy đây là các loại thực phẩm rất giàu ma-giê, một loại khoáng chất giúp tiết chế tình trạng kháng insulin của cơ thể.

7. Đi bộ nhiều hơn

Theo phó giáo sư Barry Braun tại Đại học Massachusetts (Mỹ), một vài ngày lười luyện tập và ăn uống không lành mạnh sẽ khiến tình trạng kháng insulin chuyển biến xấu hơn.

Các bài tập giúp các tế bào cơ thẩm thấu glucose trong máu. Bởi vậy, bạn nên cố gắng duy trì thói quen tập thể dục trong dịp Tết. Đi bộ từ 30-60 phút mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Mẹo hay bỏ túi cho bệnh nhân tiểu đường

(Soha.vn) - Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hàng triệu người và là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại