Tác động của caffeine trên cơ thể là tác động kích thích đối với tất cả các cơ quan và mô. Khi vào cơ thể, caffeine làm tăng huyết áp, kích thích vỏ não, kích thích hoạt động của tim, phổi và có tác dụng lợi tiểu…
Kích thích tiêu hóa
Tiêu thụ số lượng lớn caffeine có thể gây kích thích dạ dày dẫn đến buồn nôn và nôn. Kích thích này cũng có thể gây tiêu chảy. Những tác dụng phụ nói chung là tạm thời nó được bài tiết khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. Dù vậy, nó vẫn gây khó chịu cho người bệnh.
Kích thích thần kinh
Theo báo cáo của Drugs.com, caffeine hoạt động như một chất kích thích, có nghĩa là nó làm tăng hoạt động trong hệ thống thần kinh trung ương. Ở nam giới, caffeine có thể gây ra cảm giác tăng năng lượng và sự tập trung. Sử dụng với liều cao hơn nó sẽ gây ra cảm giác "bồn chồn" và chứng run cơ.
Tiêu thụ lượng caffeine vừa phải cũng có thể dẫn đến một tình trạng gọi là ngộ độc caffeine với biểu hiện lo lắng, bồn chồn và khó ngủ. Tình trạng này giống như rối loạn lo âu. Với tình trạng trong người bồn chồn có thể tăng tính kích động và hành vi hung hăng.
Với những người đàn ông có các triệu chứng lo lắng hoặc hoảng sợ, chứng ngộ độc caffeine có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Ngoài ra, theo Medline Plus, người ngộ độc caffeine mãn tính có liên quan đến trầm cảm. Tiêu thụ lượng lớn caffeine có thể gây nhầm lẫn, co giật, ảo giác và khó thở.
Tăng hoạt động của thận
Theo MayoClinic, caffeine giống như một thuốc lợi tiểu. Nó làm tăng sản xuất nước tiểu của một người đàn ông. Tăng lượng nước tiểu có thể gây mất nước, giảm trọng lượng của cơ thể. Việc giảm cân này chỉ là tạm thời, bởi tình trạng này sẽ biến mất khi cơ thể cân bằng lại lượng nước đó. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến cảm giác khát nước do mất nước, trường hợp nặng có thể khiến cơ thể mệt mỏi hoặc chóng mặt.
Tim mạch
Theo MayoClinic.com, uống 2 đến 3 ly cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp. Caffeine làm tăng nhịp tim, khiến tim bơm máu nhiều hơn, làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ.
Ở một nghiên cứu khác, những nhà nghiên cứu đã theo sát chế độ dinh dưỡng của 24.710 người Phần Lan từ 25 đến 64 tuổi. Những người này chưa dùng thuốc để điều trị chứng tăng huyết áp và bệnh tim, đột quỵ. Những bảng câu hỏi tự điền được dùng để đánh giá khả năng hấp thụ cà phê mỗi ngày.
Những người này được theo dõi trong khoảng 13 năm. Trong thời gian đó, khoảng 2.505 cá nhân bắt đầu dùng thuốc điều trị cao huyết áp.
Những người uống cà phê cần điều trị chứng cao huyết áp cao gấp 29 lần những người không uống cà phê. Tuy nhiên, nếu uống hơn 8 ly cà phê một ngày thì nguy cơ tăng thêm chỉ có 14%.
Dù nguy cơ về chứng tăng huyết áp liên quan đến cà phê đi nữa, thì việc uống một lượng nhỏ cà phê vẫn có những lợi ích đặc biệt để giảm nguy cơ về bệnh tiểu đường, co thắt mí mắt… Tuy nhiên, vì sức khỏe của bạn, hãy sử dụng với một lượng vừa phải. Nếu có các biểu hiện tiêu chảy, tăng nhịp đập của tim, người bồn chồn khó chịu, hãy ngừng uống cà phê cho đến khi các hiện tượng trên chấm dứt.