Ghrelin
Ghrelin là hormone “thèm ăn”, được sản sinh trong dạ dày, giữ nhiệm vụ truyền tín hiệu tới não bộ báo hiệu cơn đói.
Giảm lượng calorie trong quá trình giảm cân sẽ làm tăng lượng calorie. Thậm chí sau 12 tháng áp dụng chế độ ăn hạn chế calorie, hàm lượng ghrelin vẫn tăng lên. Nói cách khác, cơ thể chưa bao giờ thích nghi với việc ăn ít hơn và liên tục gửi tới não bộ tín hiệu “Tôi đói!”. Đó là lý do tại sao duy trì cân nặng đã giảm được còn khó hơn là giảm cân lúc đầu.
Tập luyện tích cực giúp giảm hàm lượng ghrelin. Vì thế, đây là một nhân tố quan trọng để giảm béo và duy trì cân nặng.
Leptin
Leptin là một loại hormone được giải phóng từ các tế bào chất béo. Leptin tương tác với não bộ để giúp cơ thể bạn ăn ít hơn và đốt cháy nhiều calorie hơn.
Cơ thể càng nhiều mỡ, lượng leptin được giải phóng càng nhiều. Tuy nhiên, lượng mỡ trong cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến quá nhiều leptin (một tình trạng được gọi là kháng leptin). Khi điều này xảy ra, não bộ sẽ trở nên trơ với tín hiệu mà leptin truyền tới.
Để tối đa hóa độ nhạy của leptin, hãy ngủ đủ giấc và bổ sung vào chế độ ăn các loại việt quất giàu chất chống oxy hóa và các loại rau có màu xanh, đỏ.
Giảm cân cũng giúp tăng độ nhạy của leptin và tạo cho bạn một lực đà. Bạn càng giảm được nhiều cân, hoạt động của leptin trong cơ thể càng trở nên hiệu quả.
Adiponectin
Không giống như leptin, cơ thể bạn càng gầy, lượng adiponectin được sản sinh càng tăng. Adiponectin giúp cải thiện khả năng hoạt động của các cơ để chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, tăng cường quá trình chuyển hóa, tăng tốc độ cơ thể bẻ gãy liên kết các mô mỡ và kiềm chế cơn thèm ăn.
Bạn có thể tối đa hóa lượng adiponectin bằng cách vận động nhiều hơn trong ngày và thay thế chế độ ăn giàu carbohydrate với các loại chất béo không bão hòa đơn (trong dầu ô-liu, quả bơ…)
Insulin
Insulin đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể, nhằm duy trì tối ưu lượng đường trong máu. Tuy nhiên, lượng carbohydrate nếu được hấp thụ ở mức cao và lượng insulin trong cơ thể không được kiểm soát sẽ ngăn cản quá trình bẻ gãy liên kết tế bào chất béo và đốt lượng mỡ trữ trong cơ thể. Insulin và carbohydrate có mối quan hệ rất chặt chẽ. Bạn càng ăn nhiều carbohydrate, cơ thể càng giải phóng nhiều insulin.
Để insulin hỗ trợ tích cực cho việc giảm cân, bạn nên hấp thụ carbohydrate thông qua các loại rau và trái cây. Nên hạn chế ăn ngũ cốc và tinh bột ngay sau khi tập luyện.
Glucagon
Glucagon là loại hormone hoạt động ngược lại với insulin. Trong khi insulin tích trữ carbohydrate và tích trữ mỡ, glucagon chịu trách nhiệm bẻ gãy các loại carbohydrate, chất béo, đồng thời giải phóng chúng để tạo năng lượng cho cơ thể.
Chế độ ăn giàu protein, ít carbohydrate là cách tốt nhất để tối đa hoa lượng glucagon được giải phóng.
CCK
CCK là loại hormone được giải phóng từ các tế bào trong ruột khi bạn ăn đồ ăn chứa protein hoặc chất béo. Tuy nhiên, CCK không ở nguyên trong ruột. Thay vào đó, nó sẽ tương tác với hệ thần kinh để truyền tín hiệu thỏa mãn, đồng thời làm việc với dạ dày để làm chậm quá trình tiêu hóa.
Kết quả là bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn. Để tối đa hóa lượng CCK, bạn cần bổ sung protein và chất béo trong mỗi bữa ăn.
Epinephrine
Được biết tới là loại hormone tham gia vào quá trình hình thành phản ứng “chống hoặc chạy” ở người, epinephrine kích thích đốt cháy mỡ thừa để giải phóng năng lượng cho cơ thể.
Epinephrine còn hỗ trợ làm giảm cảm giác thèm ăn. Tập luyện là cách tốt nhất để tăng hàm lượng epinephrine giải phóng trong cơ thể.
Hormone tăng trưởng
Được mệnh danh là “suối nguồn tươi trẻ”, hormone tăng trưởng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm cân. Hormone tăng trưởng tương tác với các tế bào chất béo, bẻ gãy liên kết của chúng và đốt cháy lượng mỡ tích trữ trong cơ thể để giải phóng năng lượng.
Tập luyện với cường độ cao giúp tăng hàm lượng hormone tăng trưởng. Để tối đa hóa hiệu quả của hormone tăng trưởng, bạn hãy luyện tập thật tích cực và ngủ thật ngon.