Cách 1: Củ sắn dây cạo sạch vỏ thái ra từng miếng phơi khô đem sấy giòn. Sau đó giã nhỏ đem rây cho mịn để hòa uống với đường hàng ngày như cách ta vẫn uống bột sắn sống. Loại bột này trông không trắng như bột sắn lọc nhưng mát, tốt hơn bột sắn đã lọc qua nước nhiều lần.
Cách 2: Lấy một miếng bí xanh to bằng cái bát ăn cơm, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước cốt và hòa vào đó một chút muối để uống. Hoặc hàng ngày ăn bí xanh sống, ăn liền trong mười ngày bệnh sẽ giảm. Hàng ngày có thể luộc bí xanh ăn thường xuyên và uống cả nước càng tốt.
Bí đao tính mát nên chữa đái nhắt, đái buốt rất hiệu quả.
Cách 3: Lấy một khẩu bí xanh to rửa cho sạch, cho vào nồi đất đã được rửa sạch. Lấy vung đậy lại và lấy rơm trộn với đất thó, trát cho kín chung quanh mép vung rồi chôn xuống đất phủ kín (nên chôn chỗ có bóng rợp hoặc ở trong buồng, đừng để cho nước ngấm vào).
Đợi sau một tháng đào lên đem miếng bí xanh đó giã cho nhừ nát. Tiếp đó cho vào một bát nước đánh cho tan. Lấy vải thô sạch hoặc cái rá vo gạo gạn lọc lấy nước và hòa vào một chút muối để uống khi đói bụng. Nên nhịn uống một lúc cho khát rồi uống thì mau khỏi hơn.
Cách 4: Lấy một nắm to bèo cái bỏ rễ. Một nắm lá thài lài, một nắm rễ gianh, một nắm lá mã đề. Tất cả rang vàng úp xuống chỗ đất đã quét sạch, đợi cho nguội, lấy một vôc to cho vào ấm để sắc. Uống lúc gần nguội. Khi uống nên pha vào một thìa đường đen (tốt hơn đường trắng).
Cách 5: Lấy khoảng hai chục cái da màu vàng trong mề gà, rang cho cháy rồi tán cho nhỏ mịn. Chia uống làm bốn lần uống cùng nước trắng hoặc có thể uống kết hợp với những thứ ghi trên cách 4 càng tốt.
Ngoài ra nên ăn chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Kiêng ăn các loại cay nòng như ớt, hạt tiêu,…