Sự úa tàn của các start-up công nghệ tỷ USD Trung Quốc, vì đâu nên nỗi?

Hương Giang |

Từng là niềm tự hào của giới start-up Trung Quốc, khi mới IPO đã trở thành những chú kỳ lân, nhưng giờ đây những công ty này lại gặp muôn vàn khó khăn khi tiếp tục phát triển trong một thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Khu "nghĩa địa" xe đạp từ Hạ Môn cho đến Thượng Hải ngập tràn những chiếc xe có khung đều bị xoắn lại, tay lái bị vỡ. Giờ đây nó đã trở thành biểu tượng không mấy tích cực cho hàng trăm start-up của Trung Quốc "phất" nhờ những thương vụ gọi vốn dễ dàng, "gồng mình" nỗ lực làm việc và bối cảnh quy định tương đối cởi mở.

Khi ý tưởng về những start-up này được khởi nguồn vào năm 2015, các công ty cho thuê xe đạp hứa hẹn rằng họ sẽ thu hút được tầng lớp trung lưu đang bùng nổ ở Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD, dù họ thường tính phí rất thấp cho những người đi thuê hoặc một số trường hợp còn không sử dụng dịch vụ này. 

Một số, như Mobike hay Ofo, nhanh chóng tiến ra nước ngoài. Tuy nhiên, cả 2 công ty này sau đó đã giảm dần sự hiện diện ở nước ngoài. Nhà sáng lập của Ofo, Dai Wei, cảnh báo rằng họ đang đứng trên bờ vực phá sản. Còn Wukong và Bluegogo thì đã "xuống vực".

Hiện tại, họ đã trở thành biểu tượng cho phần lớn những start-up công nghệ thất bại ở Trung Quốc, đặc biệt là những công ty xây dựng ý tưởng về kinh tế chia sẻ. Các công ty gặp vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giao thực phẩm, các trang web mua sắm cho tới những ứng dụng vận chuyển.

Nở rộ và chóng tàn

Lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc đã chứng kiến đà phát triển của một loạt các doanh nghiệp trong vòng 4-5 năm. Riêng năm 2018, khoảng 100 start-up công nghệ đã trở thành "kỳ lân", theo nhóm nghiên cứu Hurun. Tuy nhiên, sự thăng hoa quá nhanh chóng đã giảm tốc trong quý cuối cùng của năm ngoái. 

Lượng vốn đang được rút dần hoặc quay sang những thương vụ ở các thị trường khác trong khu vực, tình trạng công nhân đình công và quy định của Bắc Kinh trong lĩnh vực này khá lỏng lẻo. Nhiều công ty công nghệ đã chịu tình cảnh mình phải chi nhiều tiền hơn để thu hút khách hàng so với những gì khách hàng mang lại cho họ.

Trong khi Mỹ đang lo lắng về tiềm lực công nghệ đang trỗi dậy của Trung Quốc - thúc đẩy cuộc chiến thương mại và lệnh trừng phạt đối với Huawei, thì thực tế đối với nhiều công ty là điều ít tốt lành. Cuộc chiến thương mại đã làm lộ rõ những điểm yếu của nhiều công ty. 

Shirley Xie, người đứng đầu PwC Hong Kong và Trung Quốc, cho hay: "Bởi xung đột thương mại, những khoảng cách giữa năng lực công nghệ của Trung Quốc và Mỹ đã trở nên rõ ràng hơn. Và các công ty công nghệ cũng hoàn toàn thấy được điều đó."

Sự úa tàn của các start-up công nghệ tỷ USD Trung Quốc, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 1.

Trong vài năm qua, dường như đã xuất hiện một dòng vốn không ngừng chảy vào lĩnh vực này. Điều này cho phép một công ty công nghệ như Ant Financial huy động được 10 tỷ USD trong vòng gọi vốn hồi năm ngoái, đưa mức định giá lên hơn 150 tỷ USD. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã bắt đầu gặp khó khăn. Tổng giá trị thoả thuận trong lĩnh vực IT Trung Quốc ở quý II/2019 là 2,2 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 26,4 tỷ USD, theo số liệu từ Preqin.

"Sự bốc hơi" của những quỹ được nhà nước hậu thuẫn đã diễn ra sau khi những công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ lựa chọn cách tiếp cận thận trọng hơn - kết quả của những mức định giá quá cao và mô hình kinh doanh không minh bạch của một số công ty công nghệ. 

Những công ty này đã chứng kiến số vốn được thổi phồng lên mức giá "trên trời", đặc biệt là nhóm bluechip, ví dụ như Sequoia và Hillhouse đã huy động được 8 tỷ USD vào năm ngoái.

Tác động bắt đầu trở nên dễ nhận thấy vào quý đầu tiên. Các nhà đầu tư đã trở nên lo ngại sau một loạt những thương vụ gọi vốn đã định giá các start-up ở mức thấp hơn cả vòng trước đó và 1 năm hoạt động tích cực của 30 start-up công nghệ đã niêm yết vào năm 2018.

Quy trình thẩm định doanh nghiệp gắt gao hơn

Ngoài ra, số lượng những cuộc thẩm định doanh nghiệp về các hoạt động đầu tư tiềm năng đã gia tăng đáng kể. Nisa Leung, một đối tác quản lý tại quỹ đầu tư mạo hiểm Qiming, cho biết các cuộc thẩm định doanh nghiệp chỉ thường diễn ra sau khi các công ty nộp lên điều khoản đầu tư (term sheet). Bà nói: "Xu hướng đã thay đổi. Mọi người đang nghiêm khắc hơn khi xem xét các điều khoản và dành nhiều thời gian để thẩm định doanh nghiệp."

Động thái theo dõi sát sao này mới này đang dần chuyển sang cả các vòng gọi vốn mở rộng và "cơ chế điều chỉnh giá trị". Việc này đánh dấu một sự thay đổi rất lớn. Nhân viên ngân hàng được FT phỏng vấn ở trên chia sẻ: "Thực tế, một nhà tài trợ - 9 tháng trước đang cố gắng tham gia vào một thương vụ, giờ đây đang đưa ra yêu cầu về cơ chế điều chỉnh giá trị. Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư toàn cầu không có hứng thú đối với những công ty này."

Sự úa tàn của các start-up công nghệ tỷ USD Trung Quốc, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 2.

"Nạn nhân" của quy tắc mới này là VIPKID - trung tâm tiếng Anh online dành cho trẻ em có giáo viên bản xứ hiện đang rất chật vật trong quá trình gọi vốn, và Megvii - một trong những công ty AI lớn nhất của Trung Quốc. 

Megvii - giành được lợi thế trong lĩnh vực nhận dạng khuôn mặt, đã bị những nhà đầu tư sớm "bỏ rơi" khi họ đang tiếp tục kế hoạch gọi vốn vào tháng 5. Bởi vậy, họ phải dựa vào sự hậu thuẫn của những công ty quốc doanh và nhận được số vốn là 750 triệu USD.

Sự mong manh, bị đẩy lên mức căng thẳng hơn còn diễn ra do chiến tranh thương mại leo thang, đang tiếp tục "tràn" vào thị trường công - ngay cả khi các start-up Trung Quốc ráo riết tìm kiếm nguồn vốn trước khi các nhà đầu tư dần rút khỏi thị trường công nghệ. 

Trong số những công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết vào năm ngoái, Uxin - một nền tảng giao dịch dành cho các loại xe đã qua sử dụng, chứng kiến mức giá linh hoạt giảm tới 73%, trong khi đó cổ phiếu của trang web mua sắm quần áo Mogu giảm 81% so với thời điểm IPO.

Bất ổn đến từ ngay bên trong ngành công nghệ

"Cú hích" thứ hai của lĩnh vực công nghệ đến từ chính các công ty trong ngành, một trong số đó là GitHub. Nền tảng của các nhà phát triển trực tuyến hồi đầu năm nay đã bày tỏ thái độ bất mãn đối với văn hoá làm việc "996". Alibaba, JD.com và ByteDance là một trong số những công ty bị nêu tên và thực hiện một chiến dịch đã thu hút sự chú ý của tờ báo "Thanh niên Trung Quốc".

Tình trạng làm việc trong nhiều giờ liên tiếp có thể phổ biến từ Thung lũng Silicon cho đến Thâm Quyến, nhưng nó thậm chí còn kinh khủng hơn ở Trung Quốc bởi những điều khoản gia nhập đã bị thay đổi khi các start-up này tìm cách cắt giảm chi phí và thua lỗ. Chế độ thưởng cho nhân viên bị cắt giảm, đặc biệt là ở công ty phát triển ứng dụng cho thuê xe Didi Chuxing - tất cả từ bát đựng hoa quả cho tới thẻ thành viên tập gym đều bị cắt giảm một cách lặng lẽ.

Sự úa tàn của các start-up công nghệ tỷ USD Trung Quốc, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 3.

Văn hoá "996" phải chịu nhiều "gạch đá", nhưng rất nhiều nhà sáng lập, điển hình là tỷ phú Jack Ma, nhìn nhận nó theo một cách khác. Ông nói: "Nếu bạn gia nhập Alibaba, bạn nên chuẩn bị tinh thần làm việc 12 giờ mỗi ngày, nếu không thì tại sao bạn lại đến Alibaba? Chúng tôi không cần những người chỉ thích làm việc 8 tiếng."

Bùng nổ dẫn đến sự cạnh tranh đầy khốc liệt

Ý kiến phàn nàn của các nhân viên cũng như nhà đầu tư còn nhắc đến một vấn đề lớn hơn: số lượng ngày một lớn của các start-up giống như một làn sóng vỡ nợ. Từ những dịch vụ chia sẻ xe đạp và giao thực phẩm cho đến những lớp tiếng Anh online, các công ty đều phát hiện ra rằng mô hình kinh doanh tập trung vào người tiêu dùng của họ không có tác dụng do tình trạng cạnh tranh khốc liệt.

Pinduoduo, một trang web mua sắm, là "đại diện" tiêu biểu cho mô hình "đốt tiền" phụ thuộc vào việc bán khối lượng lớn hàng hoá. Công ty có trụ sở ở Thượng Hại này đã sử dụng 1,50 USD cho mỗi 1 USD doanh thu mà họ kiếm được trong quý cuối của năm 2018. Pinduouo đã thừa hưởng được những lợi thế từ Alibaba và JD.com nhưng sau đó lại phải cạnh tranh với những đối thủ khác, như Xiaohongshu và Songshupinpin - các công ty này đã có những thay đổi của riêng họ đối với lĩnh vực thương mại điện tử.

Tương tự như vậy, thị trường kinh doanh của các công ty dạy tiếng anh cũng có sự bùng nổ, một trong số này đã phải giữ mức giá hợp lý bằng cách không tuyển dụng giáo viên bản ngữ hoặc tổ chức theo lớp học thay vì dạy kèm 1-1.

Toby Mather, đồng sáng lập vào CEO của Lingumi - một công ty giáo dục online ở Trung Quốc và Anh, nhận định: "Khi sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở Trung Quốc, chi phí sở hữu khách hàng được nâng lên mức một số công ty mang mô hình B2C sẽ được hưởng lợi."

Sự úa tàn của các start-up công nghệ tỷ USD Trung Quốc, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 4.

Alibaba và Tencent đang là những công ty dẫn đầu về một sáng kiến nhằm cắt giảm chi phí sở hữu khách hàng: tập trung vào những kết quả kinh doanh giữa các công ty, bao gồm những doanh nghiệp vừa vào nhỏ. Trong chiến dịch cải tổ của Tencent hồi năm ngoái, một đơn vị tập trung vào khách hàng doanh nghiệp và các ngành đã được thành lập. Tuy nhiên, đây lại là quá trình thay đổi có nhiều khó khăn với các công ty nhỏ hơn.

Phục vụ khách hàng doanh nghiệp thường đòi hỏi mức chi tiêu lớn hơn cho R&D, không phải là đề xuất đơn giản hơn với khách hàng thông qua một ứng dụng phù hợp với tất cả. Nó còn đòi hỏi kỹ năng khác nhau trong việc phân phối, sản phẩm, dịch vụ, mô hình nhân sự và cơ cấu tổ chức.

Một nhà đầu tư lấy ví dụ về SenseTime - start-up về AI lớn nhất Trung Quốc được định giá 4,5 tỷ USD sau vòng gọi vốn mới nhất, đã chứng minh cho cuộc tranh đấu để tiến lên một thứ bậc cao hơn. SenseTime phát triển hoạt động kinh doanh nhờ việc bán dịch vụ nhận dạng khuôn mặt, bao gồm cả mục đích giám sát tại các thành phố - chủ yếu bán cho các cơ quan chính phủ. Người này nói: "Họ là những kỹ sư nhưng không có kinh nghiệm sâu rộng trong việc tìm ra nhu cầu của khách hàng, bởi họ phát triển chỉ với 1 khách hàng."

Có lẽ dấu hiệu rõ ràng nhất của sự khó khăn này đến từ khả năng của nhiều công ty trong việc cải thiện các dòng sản phẩm mới. Tại Hội chợ Công nghệ cao Trung Quốc diễn ra tại Thâm Quyến hồi đầu năm nay, mọi thứ dường như không thay đổi nhiều so với năm trước: những cánh tay robot đặt trong hộp bánh Oreo, camera giám sát lắp đặt quanh những gian hàng và robot nhảy múa để mọi người chụp hình.

Sự úa tàn của các start-up công nghệ tỷ USD Trung Quốc, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 5.

Một số start-up công nghệ trước "toả sáng" với những ý tưởng mới khi niêm yết giờ đây đã dần nhạt nhoà. Meitu, niêm yết tại Hong Kong vào tháng 12/2016, sau đó đã bán lại thương hiệu smartphone cho đối thủ trước đây là Xiaomi và cắt gỉam nhân sự. Khi niêm yết, đây là một công ty sản xuất smartphone và ứng dụng làm đẹp, còn giờ đây họ đang chuyển sang kinh doanh thiết bị chăm sóc da.

Một giám đốc điều hành công nghệ lâu năm của Trung Quốc nhận định: "Nhưng những ý kiến hoài nghi cho rằng sự tổn thất này bị chi phối bởi một xu hướng duy nhất. 3 năm trước đó là một nền kinh tế chia sẻ. Còn hiện tại đó là 5G và ngành công nghiệp internet vạn vật, bởi vậy rất nhiều công ty đang chen chân vào. Nhưng không ai biết rằng mô hình kinh doanh cho ngành công nghiệp internet vạn vật sẽ là gì, tất cả đều bối rối khi nghĩ về tương lai."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại