Sự thật đằng sau những bộ tóc nối có giá hàng chục triệu đồng

Thu Trang |

Đằng sau những mái tóc nối dài thướt tha được nhiều chị em yêu thích là cả một nền công nghiệp mà ở đó những người phụ nữ nghèo đang bị lợi dụng một cách triệt để.

Cô gái xinh đẹp tên Naomi bước ra khỏi salon với mái tóc xoăn bồng bềnh gợi cảm khiến cho rất nhiều cô gái khác trong cửa hàng đều ngoái nhìn theo với con mắt đầy ghen tị. Tuy nhiên, đó không phải là mái tóc thật của cô ấy hoặc ít nhất là không phải tất cả.

Cô nàng sang chảnh đã phải bỏ ra hơn 1.000 Bảng (tương hơn khoảng 35 triệu đồng) và 3 giờ đồng hồ ngồi nguyên một chỗ để nối những lọn tóc thật vào sao cho mái tóc của mình dày và dài hơn.

Sự thật đằng sau những bộ tóc nối có giá hàng chục triệu đồng - Ảnh 1.

Một bộ tóc nối tại các salon ở Anh có giá từ 1.000 Bảng.

Naomi chỉ là một trong khoảng hàng chục nghìn phụ nữ Anh đi nối tóc. Số lượng người sử dụng dịch vụ này đã tăng tới 70% trong vòng 5 năm qua.

Anh đã trở thành một trong ba quốc gia nhập khẩu tóc lớn nhất thế giới với khối lượng lên tới 43 triệu tấn mỗi năm, đủ để phục vụ cho hơn 2 triệu phụ nữ muốn nối tóc tại quốc gia này.

Tuy nhiên, hầu như không một phụ nữ nối tóc nào thắc mắc số tóc mình đang mang trên đầu đến từ đâu và xa hơn nữa là từ ai.

Trên thực tế, để đến được những vị khách hạng sang tại các salon tóc ở Anh, những lọn tóc này đã có cả một cuộc hành trình "gian nan". Sự thực về nền công nghiệp nối tóc hàng triệu đô bắt đầu từ khu ổ chuột tại Ấn Độ dần dần được hé lộ.

Những người phụ nữ xếp hàng đợi cạo đầu ở Ấn Độ

Trước cửa đền Yadagirigutta ở miền Nam Ấn Độ, những người phụ nữ nghèo đang kiên nhẫn xếp hàng đợi được cạo đầu.

Hầu hết những phụ nữ này đều chưa bao giờ nhuộm tóc, sấy tóc hay thậm chí còn chưa bao giờ cắt tóc. Chính vì vậy, những mái tóc "còn gin" này chính là báu vật đối với những người buôn tóc và thường được trả giá cao.

Trong số đó có rất nhiều phụ nữ như Lavanya Kakala, tình nguyện xuống tóc để góp tiền ủng hộ cho ngôi đền chứ nhất định không nhận về dù chỉ một đồng nào.

"Tôi xuống tóc bởi vì muốn tạ ơn với thần linh. Tôi không quan tâm mái tóc của tôi sẽ được sử dụng như thế nào sao đó.

Nếu mái tóc của tôi có thể khiến cho một người phụ nữ khác xinh đẹp hơn thì chuyện đó tốt hơn rất nhiều so với việc vứt chúng vào sọt rác", Kakala chia sẻ.

Sự thật đằng sau những bộ tóc nối có giá hàng chục triệu đồng - Ảnh 2.

Những người hành hương xếp hàng cạo đầu tại một ngôi đền ở Ấn Độ.

Vào dịp lễ mỗi năm, có khoảng 50.000 người xếp hàng dài cả mét trước đền để được tham gia vào lễ xuống tóc này. Sau khi cạo đầu, người hành hương sẽ được bôi một lớp bột đàn hương để khử trùng.

Tục lệ xuống tóc này gây rất nhiều tranh cãi tại phương Tây bởi vì trong số những người hành hương có cả những đứa trẻ chỉ mới 5, 6 tuổi.

Mỗi năm, một ngôi đền như Tirumala có thể thu về số tiền lên tới 22 triệu bảng từ việc bán tóc của những phụ nữ hành hương.

Trên lý thuyết, số tiền này được dùng để xây dựng những ngôi trường mới cho trẻ em và bệnh viện cho người dân nhưng thực tế số tiền đó được dùng để làm gì thì không ai nắm rõ.

Mái tóc như của Lavanya là loại tóc có chất lượng cao nhất. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là phụ nữ ở miền nam Ấn Độ, đặc biệt không sử dụng hóa chất gội đầu mà thường dưỡng tóc với dầu dừa nên cực kỳ mượt.

Chính vì lẽ đó, tóc của phụ nữ Ấn Độ rất được ưa chuộng và quốc gia này hiện trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu tóc. Những mái tóc đen óng sau đó sẽ được nhuộm thành màu vàng để đáp ứng nhu cầu của phụ nữ Anh.

Sự thật đằng sau những bộ tóc nối có giá hàng chục triệu đồng - Ảnh 3.

Mỗi năm, một ngôi đền có thể thu về số tiền lên tới 22 triệu bảng từ việc bán tóc của những phụ nữ hành hương.

Những con buôn mưu mẹo lợi dụng phụ nữ nghèo để kiếm lời

Những ngôi đền ở Ấn Độ không phải là đối tượng duy nhất mà ngành công nghiệp triệu đô này nhắm tới. Các con buôn thu mua tóc đi khắp các nước Châu Á và Đông Âu để gạ mua tóc của những phụ nữ nghèo với mức giá rẻ mạt.

Riêng ở Ấn Độ, những con buôn này nhằm vào những đức ông chồng để đạt được mục đích. Ông chồng nào thuyết phục được vợ bán tóc sẽ nhận được 6 Bảng (tương đương khoảng 200 nghìn đồng).

Theo thống kê, những phụ nữ bị chồng đánh, ép phải cắt tóc hay bị bọn người xấu tấn công và cạo đầu đi bán lấy tiền không phải là chuyện hiếm ở Ấn Độ. Trẻ em nghèo sinh sống tại các khu ổ chuột thì thường bị lừa cạo đầu đổi lấy đồ chơi.

Trong khi đó, thu mua tóc phụ nữ Đông Âu thường khó hơn vì họ có mái tóc mềm và có màu vàng tự nhiên, phù hợp với khách hàng Anh. Các phiên chợ thu mua tóc thường được tổ chức mỗi tháng một lần tại các vùng quê nghèo ở Siberia và Ukraine.

Tại đó, những mái tóc nâu được thu mua với mức giá rẻ mạt, dao động từ 38 tới 45 Bảng.

Sự thật đằng sau những bộ tóc nối có giá hàng chục triệu đồng - Ảnh 4.

Tóc rối sẽ được chuyển tới các nhà máy và phân phát cho công nhân xử lý với mức lương rẻ mạt.

Có tin đồn, những mái tóc nối và tóc giả được làm từ tóc của các tù nhân Đông Âu. Mặc dù chưa có ghi nhận chính thức nhưng theo tổ chức phi chính phủ Moscow Centre for Prison Reform chuyện cai ngục cạo đầu tù nhân hoàn toàn có thể xảy ra.

Những mái tóc dài và dày của phụ nữ Nam Mỹ, chủ yếu từ Brazil và Peru, cũng bán rất được giá. Bên cạnh đó, những con buôn tóc cũng lựa chọn đối tượng để mua phụ thuộc vào độ tuổi.

Họ thường chọn những phụ nữ sinh năm 1992, tức là khoảng 24 tuổi, để mua tóc vì ở độ tuổi đó, phụ nữ thường có mái tóc khỏe nhất.

Trung bình, một người phụ nữ rụng khoảng 50 tới 100 sợi tóc mỗi ngày và những con buôn chắc chắn sẽ không bỏ qua nguồn thu này. Họ sẽ đến từng nhà hoặc những tiệm làm tóc để thu mua "tóc chết" với giá siêu rẻ hoặc chỉ đổi lấy những vật rẻ tiền như kẹp tóc hoặc bánh xà phòng.

Bí mật xử lý "vàng đen"

Sau khi thu mua, tóc sẽ được đóng gói và vận chuyển bằng đường bộ và đường hàng không tới các công xưởng và phân phối cho các công nhân xử lý.

Nền công nghiệp tóc ẩn chứa rất nhiều bí mật. Tóc đến được tay chủ thu mua không dễ dàng gì vì có nhiều nguy cơ số tóc đó sẽ bị ăn cắp trong quá trình vận chuyển.

Các nhà máy không bao giờ muốn tiết lộ nguồn thu mua và phương pháp nhuộm và xử lý tóc bởi trong ngành này, tóc quý như "vàng đen" vậy.

Sự thật đằng sau những bộ tóc nối có giá hàng chục triệu đồng - Ảnh 5.

Sự thật đằng sau những bộ tóc nối có giá hàng chục triệu đồng - Ảnh 6.

Sau khi được gỡ rối, tóc sẽ được buộc lại thành từng túm như đuôi ngựa và nhuộm màu tùy theo yêu cầu của khách.

Khâu đầu tiên là gỡ tóc rối. Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tập trung cao độ nhưng lại được trả công rất bèo bọt. Trung bình, một ngày một người chỉ gỡ được 150g tóc rối mà thôi. Sau khi được gỡ rối, tóc sẽ được chải bằng một chiếc lược kim loại sắc nhọn cho xuôn mượt.

Khâu thứ ba là phân loại tóc theo độ dài và cột thành từng túm giống như đuôi ngựa để đợi xử lý hóa chất trước khi đến tay những chủ tiệm salon để phục vụ những vị khách có nhu cầu nối tóc với mức giá trên trời.

Sự thật đằng sau những bộ tóc nối có giá hàng chục triệu đồng - Ảnh 7.

Sự thật đằng sau những bộ tóc nối có giá hàng chục triệu đồng - Ảnh 8.

Những người phụ nữ Ấn Độ đang giặt tóc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại