Sự thật bất ngờ đằng sau con 'khủng long siêu nhỏ' bị nhốt trong miếng hổ phách

Bảo Tuấn |

Các nhà khoa học là những người khám phá những điều bí ẩn, tìm hiểu cách thế giới ngày nay cũng như hàng triệu năm trước tồn tại. Trong quá trình đó, đôi khi họ cũng có chút sai sót, nhầm lẫn, chẳng hạn như sự nhầm lẫn thú vị liên quan đến "con khủng long" bị nhốt trong miếng hổ phách này.

Sự thật bất ngờ đằng sau con khủng long siêu nhỏ bị nhốt trong miếng hổ phách - Ảnh 1.

Miếng hổ phách tuyệt đẹp nhốt thằn lằn mà các nhà khoa học ban đầu nhầm là khủng long siêu nhỏ.

Theo CNN, tháng 3 năm ngoái, một hộp sọ nhỏ bé bị nhốt trong miếng hổ phách 99 triệu năm tuổi đã gây chấn động giới khoa học. Thời điểm đó, các nhà khoa học cho rằng, hộp sọ này thuộc về một loài khủng long nhỏ nhất thế giới -Oculudentavis khaungraae.

Tuy nhiên, bài báo khoa học công bố phát hiện về loài Oculudentavis khaungraae đã bị rút lại vào cuối năm đó.

Một nghiên cứu mới được công bố tuần trước cho thấy hộp sọ nhỏ bé trên thực ra thuộc về một con thằn lằn thời tiền sử.

Sự thật bất ngờ đằng sau con khủng long siêu nhỏ bị nhốt trong miếng hổ phách - Ảnh 2.

Thằn lằn thời tiền sử rất khác so với thằn lằn ngày nay.

Đồng tác giả của nghiên cứu mới này, ông Juan Diego Daza, trợ lý giáo sư ngành khoa học - sinh học tại Đại học bang Sam Houston ở Texas cho biết: "Đó là một loài động vật thực sự kỳ lạ. Nó không giống bất kỳ loài thằn lằn nào khác mà chúng ta thấy ngày nay" .

Theo ông Diego, các nhà khoa học đã biết rằng có nhiều loài thằn lằn trong thời kỳ này nhưng "ngoại hình" của chúng rất khác biệt so với thằn lằn hiện này.

Ngoài ra, hộp sọ bị nhốt trong miếng hổ phách đã bị biến dạng, khiến nó có một số các đặc điểm giống một loài khủng long nhỏ, gây ra nhầm lẫn ban đầu cho các nhà khoa học.

"Đó là lý do tại sao chúng có thể lừa chúng tôi. Họ có thể có những đặc điểm của nhóm này hoặc nhóm kia, nhưng trên thực tế, chúng không khớp nhau hoàn toàn", ông Diego thừa nhận.

Các tác giả của nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology đã đặt tên cho loài thằn lằn mới được phát hiện này là Oculudentavis naga để vinh danh những người Naga ở Ấn Độ và Myanmar, nơi miếng hổ phách được tìm thấy.

Các tác giả nghiên cứu cho biết, sinh vật này rất khó phân loại, nhưng bằng cách sử dụng kỹ thuật quét CT để tách, phân tích và so sánh từng chiếc xương, họ đã phát hiện ra các đặc điểm xác định sinh vật đó thực sự là thằn lằn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại