Sự suy yếu của chuỗi giá trị toàn cầu: Trung Quốc đang giảm phụ thuộc vào thế giới, trong khi thế giới thì ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc

Hoàng An |

Trong giai đoạn dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008, chuỗi giá trị toàn cầu đã mở rộng nhanh chóng, nhưng từ đó đến nay, nó đã bắt đầu có xu hướng bị đình trệ và suy giảm về tầm quan trọng. Các chuyên gia cho rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trải qua một sự tái thiết lớn trong thập kỷ tới.

Trong hơn một thập kỷ, Trung Quốc đã mắc kẹt ở mức thu nhập dưới mức phát triển (bẫy thu nhập trung bình). Nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trên đường loại bỏ nỗi sợ hãi này: họ tăng trưởng nhanh hơn và được thúc đẩy bởi nhiều chính sách đổi mới hơn so với hầu hết các nước thu nhập trung bình khác.

Tuy nhiên, một khía cạnh quan trọng của mô hình tăng trưởng của Trung Quốc - sự hội nhập của họ vào các chuỗi giá trị toàn cầu, hiện đang bị phá hoại bởi nhiều nguyên do. Cách Trung Quốc đối phó với thách thức này sẽ định hình lại tốc độ và bản chất của sự tăng trưởng trong chính họ cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Trong giai đoạn dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008, chuỗi giá trị toàn cầu đã mở rộng nhanh chóng, nhưng từ đó đến nay, nó đã bắt đầu có xu hướng bị đình trệ và suy giảm về tầm quan trọng. Các chuyên gia cho rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trải qua một sự tái thiết lớn trong thập kỷ tới.

Sự suy yếu của chuỗi giá trị toàn cầu: Trung Quốc đang giảm phụ thuộc vào thế giới, trong khi thế giới thì ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc - Ảnh 1.

Kết quả là, châu Á, trước đây là nhà cung cấp hàng hóa trung gian quan trọng cho Trung Quốc, giờ sẽ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu so với trước đây. Đồng thời, sự phụ thuộc của châu Âu vào Trung Quốc đã tăng lên. Và Hoa Kỳ cũng đã nhập khẩu một phần số lượng hàng hóa gia tăng trong xuất khẩu trung gian của Trung Quốc, làm giảm tỷ lệ của họ trong chuỗi giá trị. Hiệu ứng ròng của tất cả những điều này, Alicia García-Herrero của Bruegel lưu ý: Trung Quốc đã trở nên ít phụ thuộc hơn vào thế giới và thế giới phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.

Các hệ thống sản xuất xuyên biên giới ngày càng hiệu quả. Chúng sẽ được gắn với các công nghệ cụ thể và được tham gia sâu trong các mô hình tăng trưởng, và chia đều lợi ích cho các bên.

Nếu Trung Quốc muốn tiếp tục đi nhanh hơn, họ sẽ ngày càng chịu áp lực của việc phải xây dựng chuỗi cung ứng của riêng mình, quyết định nơi nào sản xuất hàng hóa và dịch vụ nào. Điều này sẽ khiến các chuỗi giá trị trở nên "phi toàn cầu" hơn.

Hơn nữa, Trung Quốc đang thay đổi mô hình tăng trưởng của chính mình, từ "đầu tư" sang "đổi mới".

Sự thay đổi đó sẽ đòi hỏi phải có các công ty liên tục ra vào. Hệ thống tài chính Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, họ cần phải giảm dần sự hỗ trợ cho những công ty đang hoạt động có năng suất thấp. Thực thi cạnh tranh công bằng vì thế ngày càng trở nên quan trọng. Trung Quốc cần giảm bớt các hạn chế của ngành và cải thiện môi trường đầu tư trên toàn bộ nền kinh tế.

Rộng hơn, thay đổi công nghệ nhanh chóng liên tục thách thức các chuỗi giá trị hiện có. Hiện tại, thay vì sản xuất toàn bộ một chiếc xe hơi, một quốc gia có thể tập trung vào việc tạo ra một số phần nhỏ - giả sử, hộp số - là một phần của chuỗi giá trị. Nhưng trong tương lai, robot hóa và trí tuệ nhân tạo đang thúc đẩy sự thay đổi trong nơi sản xuất. Và về phần mình, Trung Quốc đang đầu tư ồ ạt vào các công nghệ này để có thể định hình chuỗi giá trị trong tương lai.

Tuy nhiên, mối đe dọa trực tiếp nhất đối với chuỗi giá trị toàn cầu và vai trò của Trung Quốc đến từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bằng cách khóa các nhà cung cấp Trung Quốc khỏi các bộ phận quan trọng của chuỗi giá trị, Mỹ đang buộc Trung Quốc theo đuổi việc tách rời chuỗi giá trị, có khả năng sẽ rất tốn kém cho cả hai bên, nhưng lại có lợi cho các quốc gia đang phát triển, như Việt Nam, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Đồng thời, cuộc chiến thương mại và công nghệ đang diễn ra cũng có thể là cơ hội để Trung Quốc mở rộng mạng lưới sản xuất ở châu Á, nơi chúng hiện chưa phát triển, và giảm việc giao thương ở châu Âu và các khu vực khác của phương Tây. Một cú hích như vậy có thể sẽ gặp phải sự kháng cự từ các nước châu Á vốn đã cảnh giác với ảnh hưởng của Trung Quốc; nhưng lợi ích kinh tế có thể vẫn thắng thế. Câu hỏi cuối cùng là liệu Trung Quốc có định hình các tiêu chuẩn công nghệ ở châu Á hay không, và điều đó có ý nghĩa gì đối với phần còn lại của thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại