Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu?

Đức Khương |

Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, chủ đề 'nguồn gốc của sự sống' đã một lần nữa nhận được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên, ngay cả khi các nhà khoa học tiếp tục cố gắng, họ vẫn không thể đưa ra câu trả lời chắc chắn.

Hiện nay, thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc sự sống là "thuyết tiến hóa hóa học", tức là sự sống bắt nguồn từ các phản ứng vật lý và hóa học của các chất vô cơ, khoáng chất và hợp chất hữu cơ trên Trái Đất. Nhưng quan điểm này vẫn còn xa sự thật, vì thuyết tiến hóa hóa học thiếu bằng chứng chặt chẽ. Vì vậy, vẫn còn nhiều nghi vấn về nguồn gốc sự sống ở con người, có người nghi ngờ liệu sự sống có đến từ ngoài vũ trụ hay không.

Như chúng ta đã biết, trong số 8 hành tinh trong Hệ Mặt Trời, chỉ có Trái Đất là có sự sống. Tại sao lại như vậy? Các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra các dấu hiệu, hay đúng hơn là bằng chứng thuyết phục để trả lời câu hỏi này. Trong vài thập kỷ qua, loài người vẫn tiếp tục khám phá không gian bên ngoài, cố gắng tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất và tìm thấy một số bằng chứng đáng để khám phá.

Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 1.

Không gian bên ngoài có thể tạo ra sự sống?

Vào năm 2011, các nhà nghiên cứu của NASA đã phát hiện ra một sinh vật được gọi là "vi khuẩn cổ ưa axit" trong một miệng núi lửa ở Arizona. Vi khuẩn này có thể dựa vào quá trình trao đổi chất của chính chúng để bổ sung các điện tử để sinh sản khi bị oxy hóa. Điều này chứng tỏ rằng sự sống có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt.

Vào năm 2015, NASA đã phát hiện ra một loại chất hữu cơ có trong các hồ của Titan. Những chất hữu cơ này sử dụng quá trình quang hợp để chống lại bức xạ và tạo ra oxy thông qua quá trình quang hợp.

Những ví dụ này cho thấy ngay cả trong môi trường khắc nghiệt như ngoài vũ trụ, sự sống vẫn có thể tồn tại và sinh sản, chưa kể trong vũ trụ còn có nhiều môi trường và vật chất phức tạp hơn cả những gì hiện hữu trên Trái Đất.

Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 3.

Mối liên hệ giữa sự sống trên Trái Đất và sự sống ngoài vũ trụ

Sự sống trên Trái Đất được cấu tạo chủ yếu từ protein và axit nucleic. Hai chất này là đơn vị cơ bản của sự sống: protein có thể chịu trách nhiệm vận chuyển vật chất và các quá trình trao đổi chất, còn axit nucleic có thể ghi và lưu trữ thông tin di truyền. Cho đến nay, các nhà khoa học chưa tìm thấy nơi nào khác ngoài Trái Đất có đơn vị cơ bản như vậy.

Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét vấn đề này từ những góc độ nhất định. Ví dụ, từ góc độ tính chất hóa học của các đại phân tử sinh học, tất cả chúng đều được cấu tạo từ các chất nguyên thủy phổ biến và tuần hoàn.

Nói chung, nếu các cơ chế tổng hợp sinh hóa tương ứng giống nhau, thì các chất cấu thành chúng cũng phải giống nhau. Nói cách khác, nếu có một số chất ngoài vũ trụ có thể tự tổng hợp các đại phân tử sự sống, thì những chất này sẽ có điểm chung với các đại phân tử sự sống trên Trái Đất, và có thể có cấu trúc hoặc tính chất hóa học tương tự hoặc giống hệt nhau. Đây là cơ sở của lý thuyết về sự sống ngoài vũ trụ.

Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 4.

Thứ hai, vì sự sống trên Trái Đất chủ yếu bao gồm protein và axit nucleic, liệu chúng ta có thể tìm thấy mối liên hệ với các dạng sống khác có thể tồn tại ngoài vũ trụ từ thành phần hóa học, cấu trúc và đặc tính sinh lý của các phân tử này không?

Trong các thí nghiệm trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một số hạt bụi ngoài Trái Đất có chứa các hợp chất hữu cơ tương tự như protein và axit nucleic. Sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ này gợi ý về sự tồn tại có thể có của các phân tử xây dựng sự sống như protein và axit nucleic ngoài vũ trụ.

Ngoài ra, trong các thí nghiệm trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã đưa một số phân tử cơ bản của Trái Đất lên Trạm vũ trụ quốc tế và phát hiện ra rằng chúng sẽ trải qua các phản ứng hóa học đặc biệt trong không gian và một số phản ứng khác với phản ứng trên Trái Đất. Điều này cũng cho thấy thêm rằng nguồn gốc của sự sống không nhất thiết chỉ giới hạn ở Trái Đất.

Nhưng ngay cả như vậy, vẫn chưa có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy sự sống trên Trái Đất đến từ ngoài vũ trụ. Nguồn gốc của sự sống vẫn là một bí ẩn khoa học cần được nghiên cứu và thảo luận sâu hơn.

Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 6.

Khả năng sự sống đến từ ngoài vũ trụ

Mặc dù không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy sự sống trên Trái Đất đến từ ngoài vũ trụ, nhưng chúng ta không thể loại trừ khả năng đó. Trong vũ trụ, có vô số hành tinh tương tự như Trái Đất và có thể tồn tại sự sống trên những hành tinh này.

Hơn nữa, trong vũ trụ còn có nhiều yếu tố có thể tác động tích cực đến sự hình thành sự sống, chẳng hạn như: va chạm của sao chổi, Hệ Mặt Trời đi qua các đám mây bụi vũ trụ,...

Cũng có khả năng, cách đây rất lâu, một số nền văn minh tiên tiến có thể đã phát triển khoa học và công nghệ có khả năng tạo ra sự sống, và lan truyền sự sống đến các hành tinh khác trong vũ trụ. Mặc dù điều này có vẻ siêu thực nhưng không thể loại trừ hoàn toàn.

Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 7.
Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 8.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất vẫn còn là một bí ẩn, nhưng có rất nhiều lý do để tin rằng các dạng sống khác có thể đang tồn tại trong vũ trụ.

Mặc dù kiến thức hiện tại của chúng ta về Trái Đất và Hệ Mặt Trời của chúng ta là vô cùng hạn chế, nhưng những khả năng trong vũ trụ là vô tận. Chúng ta cần tiếp tục khám phá và nghiên cứu, để hiểu và tìm ra nguồn gốc cũng như ý nghĩa của cuộc sống từ một góc độ rộng lớn hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại