Sông chảy qua Hà Nội 'cõng' nhiều cầu nhất Việt Nam, năm 2050 sẽ có 18 cầu với số vốn kỷ lục

Thái Hà |

Hàng chục nghìn tỷ đồng sẽ được đầu tư để xây dựng thêm nhiều cầu bắc qua sông Hồng trong giai đoạn 2030 - 2050.

Dòng sông biểu tượng của Hà Nội

Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn ở độ cao 1.776 m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, vào Việt Nam từ Lào Cai và chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định). Sông Hồng có chiều dài khoảng 1.170 km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556 km.

Sông chảy vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì. Sau khi uốn vòng lên phía Bắc bao quanh bậc thềm Cổ Đô, Tản Hồng, sông hướng về phía Đông rồi Nam đến hết xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km, chiếm 1/3 chiều dài của con sông này tại lãnh thổ Việt Nam.

Theo dòng chảy thời gian, sông Hồng bồi đắp phù sa, hình thành nên một vùng đất đai màu mỡ, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Có thể nói, sông Hồng không chỉ là biểu tượng của một nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ, mà còn mang lại nhiều giá trị văn hóa đặc thù và đáng trân trọng của người Hà Nội.

Đoạn sông dài 163km nhưng

Một góc sông Hồng. Ảnh: TTXVN

Sông Hồng được Hà Nội xác định hội tụ các yếu tố về tự nhiên, văn hóa lịch sử và tầm vóc để quy hoạch phát triển trở thành biểu tượng của Thủ đô. Đồ án quy hoạch thủ đô đến năm 2045 sắp được HĐND TP Hà Nội xem xét, thông qua đã xác định, trục sông Hồng sẽ được xây dựng trở thành trung tâm hội tụ, là mặt tiền, điểm nhấn quan trọng của vùng đô thị hóa Đồng bằng sông Hồng.

Gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội, sông Hồng nếu được khai thác hiệu quả sẽ trở thành điểm nhấn đặc sắc, thiết lập mô hình thành phố hai bên sông, gắn liền với các ý nghĩa lịch sử, văn hóa, nghệ thuật không chỉ riêng của thủ đô mà còn của cả nước.

Đoạn sông dài 163km nhưng

Cầu Nhật Tân. Ảnh: Kinh tế Đô thị

KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết tại hội thảo “Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan bãi giữa sông Hồng: Tầm nhìn và giải pháp” ngày 24/11/2023 rằng: Định hướng trong Quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là "điểm tựa" để đưa sông Hồng trở thành khung thiên nhiên, điểm nhấn đặc sắc của đô thị Hà Nội trong tương lai.

Trục sông Hồng và bãi giữa, bãi bồi thuộc vùng đang mang lại những kỳ vọng cho sự đột phá sáng tạo từ những mục tiêu đặt ra trong tổng thể quy hoạch xây dựng một đô thị Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại.

Đoạn sông dài 163km sẽ có 18 cây cầu 

Cho đến thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang có 9 cầu qua sông Hồng gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2), Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Văn Lang. Trong số này có 7 cây cầu ở các quận nội thành Hà Nội. 

Theo Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ đô Hà Nội sẽ được xây dựng thêm 9 cây cầu bắc qua sông Hồng. Đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 18 cây cầu đáp ứng nhu cầu giao thông của Thủ đô cũng như kết nối giao thông liên vùng.

Việc lên kế hoạch xây dựng nhiều cây cầu mới bắc qua sông Hồng cho thấy sự quyết liệt của Chính phủ với việc thay đổi diện mạo hạ tầng khu Đông Hà Nội. Những cây cầu này góp phần giảm tải áp lực giao thông, tăng thêm kết nối khu trung tâm Hà Nội với các vùng phụ cận, tạo ra một đô thị mới tại phía Đông Hà Nội.

Cụ thể, 9 cây cầu sẽ được xây dựng thêm là: Cầu Vân Phúc; cầu Hồng Hà; cầu Thượng Cát; cầu Thăng Long mới; cầu Tứ Liên; cầu Mễ Sở; cầu Trần Hưng Đạo; cầu Phú Xuyên; cầu Ngọc Hồi. Kế hoạch tiến độ của 9 cây cầu hiện như sau:

Cầu Thượng Cát và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,2km dự kiến khởi công trong năm 2024. Cầu Thượng Cát có chiều dài 820m, rộng 33m, thiết kế 8 làn xe, nối quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh. Dự án có tổng mức đầu tư 8.300 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố. Thời gian thực hiện từ năm 2024 - 2027.

Đây là dự án giao thông quan trọng, đầu tư để khớp nối, thống tuyến vành đai 3,5 và nằm trong danh mục các dự án khởi công mới cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư và bố trí vốn hằng năm theo tiến độ thực tế của dự án.

Đoạn sông dài 163km nhưng

Phương án thiết kế cầu Thượng Cát. Ảnh: BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội

Cầu Vân Phúc với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng dự kiến khởi công trong năm 2024. Điểm đầu dự án tại vị trí giao cắt quốc lộ 32 thuộc xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ và điểm cuối tại vị trí ranh giới hành chính giữa thành phố Hà Nội với huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Cầu Hồng Hà và đường dẫn dài 6km, mặt cắt ngang rộng 17,5m có điểm đầu tại xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng) và điểm cuối thuộc xã Văn Khê (huyện Mê Linh). Tổng mức đầu tư sơ bộ cầu Hồng Hà là 9.800 tỷ đồng. Dự kiến tháng 10/2024 sẽ khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 2027. 

Cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025. Công trình nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng. Hiện Hà Nội đã phê duyệt thiết kế xây dựng theo kết cấu dây văng.

Đoạn sông dài 163km nhưng

Phương án kiến trúc cầu Tứ Liên là cầu dây văng. Ảnh: BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội

Cầu Mễ Sở nối Hà Nội và Hưng Yên thuộc Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô dự kiến sẽ khởi công dịp 10/10/2024, hoàn thành sau 3 năm. Cầu Mễ Sở sẽ tạo nên sự kết nối giữa hai cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Hà Nội - Hải Phòng, góp phần làm giảm thiểu lượng phương tiện vào nội đô Hà Nội. Tổng kinh phí xây dựng ước tính lên đến 4.881 tỷ đồng.

Cầu Trần Hưng Đạo với tổng vốn hơn 16.000 tỷ đồng dự kiến khởi công năm 2025, cơ bản hoàn thành sau 2 năm giúp kết nối hai bên bờ sông Hồng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Đoạn sông dài 163km nhưng

Phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo. Ảnh: BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội

Cầu Phú Xuyên nối 2 huyện là Phú Xuyên (Hà Nội) và Khoái Châu (Hưng Yên) với tổng chiều dài 5km. Theo quy hoạch, dự án này được triển khai giai đoạn 2020 – 2025. Hiện chưa có thông tin về số vốn đầu tư của cây cầu này. 

Cầu Ngọc Hồi dài 4km, dự kiến làm trong giai đoạn 2025 – 2030 với số vốn khoảng 4.880 tỷ đồng. Cầu nối huyện Gia Lâm và Thanh Trì của Hà Nội, bắc ngang qua bãi đất Hoàng Mai - Thanh Trì 1 và Kim Lan - Văn Đức. Dự án có chiều rộng 80m với 6 làn xe chạy chính. Khi đi vào hoạt động, cầu được kỳ vọng giảm áp lực giao thông cho cầu Thanh Trì. 

Cầu Thăng Long mới: Cho tới nay, chưa có thông tin mới về việc triển khai dự án này.

Như vậy số vốn đầu tư cho các cây cầu tương lai của Hà Nội (ngoại trừ cầu Phú Xuyên và cầu Thăng Long mới) là khoảng 67.361 tỷ đồng. 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại