Nhà vật lý nổi tiếng, Giáo sư Michio Kaku tin rằng sao Hỏa là một trong những niềm hi vọng lớn nhất của nhân loại nếu đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Theo nghiên cứu của nhà khoa học người Mỹ này, 99,9% các dạng sống sẽ trở thành "hóa thạch" và "biến mất khỏi Trái Đất".
Nếu không đầu tư nghiên cứu vũ trụ, tìm sự sống trên sao Hỏa, thì số phận của nhân loại cũng giống như khủng long trước đây.
Giáo sư Kaku nói: "Hãy nhìn loài khủng long. Chúng không thể lên vũ trụ, nên đó là lý do vì sao không thể tồn tại đến ngày nay".
Giáo sư Kaku cũng bày tỏ lo ngại nếu việc xâm chiếm sao Hỏa thực sự trở thành cách duy nhất để tránh tuyệt chủng.
Ông giải thích: "Sự tuyệt chủng là một điều cơ bản. Chúng tôi cho rằng việc mẹ thiên nhiên thực sự rất ấm áp và che chở con người chỉ là một phần sự thật. Nếu xét đến việc nhiều dạng sống đã không thể tồn tại thì bản chất Mẹ thiên nhiên cũng thực sự rất tàn nhẫn".
Kaku cùng nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu dự án liên quan đến việc thay đổi bề mặt và khí hậu sao Hỏa, biến chúng trở nên thân thiện hơn với con người.
Một trong những cách đó là làm tan lớp băng ở cực để làm dịu nhiệt độ trên hành tinh đỏ.
Điều này có khả năng được thực hiện bằng cách sử dụng vệ tinh mặt trời, tập trung chùm ánh sáng mặt trời vào khối băng.
Kaku nói: "Một khi chúng ta làm thay đổi khoảng 6 độ nhiệt độ trên sao Hỏa, nó sẽ có được hiệu ứng nhà kính và sao Hỏa cơ bản là tự khắc phục được".
Tuy nhiên, Kaku cũng chỉ ra rằng con người không nên từ bỏ Trái Đất hoàn toàn. Sao Hỏa có thể là một lựa chọn hữu ích nhưng chỉ là tạm thời. Nó vận hành giống như một hầm chứa không gian, giữ cho con người an toàn khỏi các trận thiên tai lớn hoặc thảm họa khí hậu thảm khốc.
Kaku cho rằng duy trì sao Hỏa như một chính sách bảo hiểm cho con người, một kế hoạch B, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của Trái Đất.