“Sở thú con người”: Địa ngục trần gian của thổ dân nguyên thủy hay nơi giáo dục quần chúng của những người da trắng văn minh bậc nhất

AME |

Cụm từ “Sở thú con người” khá xa lạ với nhiều người nhưng trong lịch sử, con người thật sự đã làm những điều tương tự với đồng loại như thế.

Người phương Tây giam cầm những thổ dân trong hàng rào như những con động vật, sau đó tổ chức các cuộc tham quan. 

Những vườn thú như vậy nhanh chóng mở rộng khắp Châu Âu và Mỹ. Mãi đến năm 1958, "Sở thú con người" cuối cùng mới bị đóng cửa.

Tất cả bắt đầu với việc người Châu Âu mở rộng thuộc địa, phát hiện nhiều động vật kỳ lạ và kho báu quý hiếm ở Châu Á và Châu Mỹ.

Từ đó, họ bắt đầu xây dựng các vườn thú để trưng bày những gì họ tìm được từ khắp nơi trên thế giới. 

Tuy nhiên, việc trưng bày động vật không thể thỏa mãn được cơn khát “báu vật” của những "con người văn minh" đó.

“Sở thú con người”: Địa ngục trần gian của thổ dân nguyên thủy hay nơi giáo dục quần chúng của những người da trắng văn minh bậc nhất - Ảnh 1.

Cụm từ "Sở thú con người" khá xa lạ với nhiều người nhưng trong lịch sử, con người thật sự đã làm những điều tương tự với đồng loại như thế.

Vào thế kỷ 15, nhà hàng hải học Christopher Columbus đã “bắt” những thổ dân mà ông gặp được trong suốt cuộc hành trình của mình và đưa họ trở về Châu Âu. 

Tuy nhiên, tội ác "Sở thú con người" lại do gia tộc Medici thời Phục Hưng gây ra (Gia tộc Medici khởi đầu là một gia đình ngân hàng, tiếp đó trở thành một đế quốc chính trị và sau này là triều đại bắt đầu thống trị dưới quyền điều khiển của Cosimo de' Medici trong nền Cộng hòa Florence trong nửa đầu của thế kỷ 15)

Tại thời điểm đó, họ đã xây dựng một vườn thú khổng lồ ở Vatican và nhốt nhiều người thổ dân thuộc nhiều chủng tộc khác nhau cùng các loài động vật hoang dã khác.

Từ thế kỷ 18 trở đi, những "Sở thú con người" với nhiều chủng tộc khác nhau trở nên phổ biến hơn. 

Lúc đó, cho dù là tầng lớp quý tộc hay là một công dân bình thường, chỉ cần là người da trắng đều cảm thấy mình “ưu việt” hơn những “người nguyên thủy tụt hậu” đó.

Trong thời đại không có truyền hình, không có internet hay du lịch thì "Sở thú con người" là một trong những trò tiêu khiển phổ biến nhất ở Phương Tây. 

Carl Hagenbeck (một thương gia động vật hoang dã người Đức) đã tự hào khoe “thành tựu” của mình trong quyển tự truyện năm 1908: Chỉ trong 10 năm, một mình ông đã đưa hơn 900 thổ dân đến Mỹ và Châu Âu để “triển lãm”. 

Từ năm 1870 đến 1940, có hơn 1 tỷ người đổ xô đi xem những buổi “triển lãm người” như vậy.

“Sở thú con người”: Địa ngục trần gian của thổ dân nguyên thủy hay nơi giáo dục quần chúng của những người da trắng văn minh bậc nhất - Ảnh 2.

Từ năm 1870 đến 1940, có hơn 1 tỷ người đổ xô đi xem những buổi “triển lãm người”.

Trong quá trình khách đến tham quan, những thổ dân trong "Sở thú con người" được yêu cầu thực hiện một số phong tục, điệu nhảy hoặc nghi thức đặc biệt. 

Đôi lúc, “những người văn minh” đứng bên ngoài hàng rào và ném thức ăn vào bên trong cho những thổ dân ăn.

Ngoài ra, những thổ dân này còn được xem như những món đồ, bị bán đi bán lại nhiều lần và chất lượng sống không được đảm bảo. 

Vì ở những vùng đất xa xôi, thổ dân bị cách ly khỏi thế giới hàng nghìn năm, hệ thống miễn dịch của họ khó chống lại vi khuẩn, virus ở đất liền. 

Do đó, tiếp xúc với Châu Âu và môi trường sống khắc nghiệt dễ dàng khiến người thổ dân bị nhiễm trùng và tử vong do các bệnh dịch như sởi, đậu mùa và viêm phổi.

Sarah Baartman, một cô gái Nam Phi, là trường hợp nổi tiếng nhất trong khoảng thời gian lịch sử đen tối này. Sarah được sinh ra ở phía Đông tỉnh Cape, Nam Phi vào năm 1789. 

Sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc khiến bộ lạc của cô gặp rắc rối, người thân của cô lần lượt trở thành nô lệ và phục vụ trong một gia đình người Hà Lan.

“Sở thú con người”: Địa ngục trần gian của thổ dân nguyên thủy hay nơi giáo dục quần chúng của những người da trắng văn minh bậc nhất - Ảnh 3.

Sarah Baartman.

Thời điểm đó, ngoại hình đặc biệt của Sarah là thứ mang lại tiền bạc cho những người buôn bán nô lệ. 

Vì di truyền, Sarah có một cặp mông to và bộ phận sinh dục khác lạ. Sarah bị bán sang London, Anh và bị nhốt trong chuồng thú để thỏa mãn trí tò mò của những người da trắng.

Để người xem có thể nhìn rõ cơ thể Sarah hơn, họ buộc cô phải khỏa thân hoặc mặc quần bó ít vải phơi bày các bộ phận trên người. 

Các khách hàng VIP sẵn sàng chi nhiều tiền để có thể chạm vào Sarah hoặc đưa cô về nhà “trưng bày” riêng.

Sau 4 năm “lưu diễn” ở Anh, khán giả đã bắt đầu chán chường với cặp mông của Sarah. 

Nhận thấy Sarah không thể giúp mình kiếm thêm tiền, chủ sở hữu đã bán cô cho một huấn luyện động vật người Pháp. Từ buổi “triển lãm” đầu tiên, 6 năm sau, Sarah đã chết ở tuổi 26 sau một vụ tra tấn.

“Sở thú con người”: Địa ngục trần gian của thổ dân nguyên thủy hay nơi giáo dục quần chúng của những người da trắng văn minh bậc nhất - Ảnh 4.

Mô hình cơ thể của Sarah Baartman được trưng bày tại một viện bảo tàng.

Sau khi chết, cơ thể Sarah còn bị mổ xẻ bởi những con người nhân danh khoa học. Họ cuối cùng kết luận người da đen gần gũi với động vật hơn và Sarah là mối liên kết giữa động vật và con người. 

Trên thực tế, Sarah thông minh và có khả năng ngôn ngữ tốt. Cô không chỉ trôi chảy tiếng Hà Lan mà tiếng Anh cũng khá ổn.

Ngoài việc bị bắt cóc thì nhiều thổ dân đã tự nguyện tham gia hoặc bị lừa tham gia các buổi “triển lãm” ở Mỹ và Châu Âu.

Ota Benga đến từ Congo, với suy nghĩ mình có thể tìm được một cuộc sống tốt hơn nên đã sẵn sàng đến Mỹ tham gia “triển lãm” vào năm 1904. 

Vì vóc dáng nhỏ nhắn, Banga thường bị yêu cầu biểu diễn cùng đười ươi. Ngoài bắn cung, anh còn phải thực hiện các kỹ năng leo cây và đấu vật cùng đười ươi.

“Sở thú con người”: Địa ngục trần gian của thổ dân nguyên thủy hay nơi giáo dục quần chúng của những người da trắng văn minh bậc nhất - Ảnh 5.

Ota Benga.

Khi các đế quốc ở Châu Âu và Châu Mỹ mở rộng thuộc địa trên thế giới, những người da trắng tìm mọi cách để chứng minh họ là những quốc gia văn minh bậc nhất. 

Họ cố gắng tuyên truyền những thổ dân, những người bản địa ở Châu Phi, Châu Á là những kẻ man rợ còn họ thì mang đến hòa bình, hạnh phúc và văn minh để hợp lý hóa sự bành trướng thuộc địa, bóc lột chủng tộc.

Họ nhốt các thổ dân, người bản địa sau hàng rào để chứng minh cho dư luân thấy sự lạc hậu, sự nguyên thủy và sự man rợ. Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất Hội chợ Thế giới (World Expo) là ngôi làng Igorrote đến từ Philippines. 

Người Igorrote có truyền thống ăn thịt chó trong những dịp đặc biệt. Họ tin rằng ăn thịt chó có thể khiến con người trở nên mạnh mẽ và dũng cảm.

“Sở thú con người”: Địa ngục trần gian của thổ dân nguyên thủy hay nơi giáo dục quần chúng của những người da trắng văn minh bậc nhất - Ảnh 6.
“Sở thú con người”: Địa ngục trần gian của thổ dân nguyên thủy hay nơi giáo dục quần chúng của những người da trắng văn minh bậc nhất - Ảnh 7.

Trong "Sở thú con người", người Igorrote được yêu cầu thực hiện hàng loạt các hoạt động săn chó, giết chó, nấu và ăn thịt chó mỗi ngày để khơi dậy cảm xúc từ khách tham quan.

Trong "Sở thú con người", người Igorrote được yêu cầu thực hiện hàng loạt các hoạt động săn chó, giết chó, nấu và ăn thịt chó mỗi ngày để khơi dậy cảm xúc từ khách tham quan. 

Và để làm nổi bật sự nguyên thủy và hoang dã của người Igorrote, quản lý "Sở thú con người" còn vứt xương trong "chuồng" để tạo cảm giác những người "hoang sơ" kia đang ăn thịt người.

Tuy nhiên, theo sự phát triển của thời đại, một số tổ chức nhân quyền bắt đầu hoạt động thường xuyên. Họ liên tục chỉ trích các "Sở thú con người" và hoạt động “triển lãm người” như thế. 

Điều bất ngờ chính là "Sở thú con người" vẫn còn tồn tại đến năm 1958. Năm đó, Hội chợ Thế giới (World Expo) tại Brussels, Bỉ đã “mời” 598 người Congo gốc Phi tham gia.

Lúc đó, những người Congo này tình nguyện tham gia với suy nghĩ họ đang thực hiện “trao đổi văn hóa”. 

Nhưng tình hình thực tế hoàn toàn ngược lại, họ vẫn bị “nhốt” trong hàng rào và biểu diễn cho người Châu Âu xem. 

Khán giả phương Tây đã ném chuối và đậu phộng vào bên trong hàng rào kia. Bất mãn tột độ, nhóm người Congo này đã bỏ về nhà.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, công chúng chuyển sang quan tâm đến các sự kiện chính trị và kinh tế, đồng thời truyền hình đã trở thành phương thức giải trí chính khiến các buổi “triển lãm người” không còn phổ biến nữa.

Ngày nay, “Sở thú con người” không thật sự biến mất mà chỉ trở thành những chuyến du lịch tham quan quy mô nhỏ hơn.

Ví dụ như Khu bảo tồn Jarawa của Ấn Độ, hoàn toàn thu hẹp trở thành một khu du lịch với hàng trăm vị khách hiếu kỳ đến thăm mỗi ngày. 

Tại đây, các bộ tộc nguyên thủy vẫn là tâm điểm. 

Nhiều thổ dân đã nhảy múa và ca hát, thậm chí một vài phụ nữ còn biểu diễn khỏa thân để đổi lấy “phần thưởng” từ khách tham quan. Khu bảo tồn này và “Sở thú con người” trước đây thật sự không có nhiều khác biệt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại