Số phận mong manh của các doanh nghiệp nhỏ trong khủng hoảng: Kinh doanh thịnh vượng suốt 20 năm vẫn bị phá sản, trở thành 'mồi ngon' cho các hãng lớn thâu tóm!

Vân Đàm |

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc buộc phải ngừng kinh doanh vì Covid-19 dù đã hoạt động ổn định suốt 20 năm.

Khoảng một nửa công ty tiêu dùng niêm yết tại Trung Quốc không đủ tiền để tiếp tục hoạt động trong 6 tháng nữa, điều này càng thúc giục Bắc Kinh sớm khởi động lại nền kinh tế và để người tiêu dùng chi tiêu trở lại.

Các nhà hàng đang trong giai đoạn tồi tệ nhất khi dịch virus corona bùng phát khiến người dân ở nhà với khoảng 60% không thể trang trải được chi phí lao động và thuê mặt bằng. Các công ty bán lẻ quần áo và trang sức cũng cho biết họ không còn đủ tiền để tồn tại trong 6 tháng nữa trừ khi nhu cầu được khôi phục trở lại mạnh mẽ.

Số phận mong manh của các doanh nghiệp nhỏ trong khủng hoảng: Kinh doanh thịnh vượng suốt 20 năm vẫn bị phá sản, trở thành mồi ngon cho các hãng lớn thâu tóm! - Ảnh 1.

Trong khi số người nhiễm virus corona ở Trung Quốc đã giảm mạnh và các nhà bán lẻ gồm Starbucks, Haidilao đã bắt đầu mở cửa trở lại ở những khu vực ít người nhiễm bệnh thì nhu cầu dường như vẫn chưa khôi phục nhanh chóng trong bối cảnh người dân vẫn ngại ra đường sau nhiều tuần chính phủ cảnh báo về những rủi ro nhiễm bệnh.

Trung Quốc hiện nay lại đang lo ngại về một làn sóng nhiễm bệnh thứ 2 khi hàng loạt người quay trở lại nước để tránh dịch.

Mặc dù các nhà máy ở đây đã hoạt động trở lại nhưng hy vọng phục hồi trong mảng bán lẻ và dịch vụ vẫn chưa nhiều khi dịch bệnh đang lây lan ra toàn cầu, khiến hơn 210.000 người nhiễm bệnh, cướp đi mạng sống của trên 8.700 người. Các nhà kinh tế dự đoán rằng 2,7 nghìn tỷ USD sẽ bị thổi bay khỏi nền kinh tế toàn cầu.

Trong nước, các công ty tiêu dùng lớn nhất có thể tồn tại được lâu nhất. Chuỗi quán lẩu Haidilao đã tung ra hàng triệu USD để hỗ trợ kinh doanh trong 9 tháng còn nhà bán lẻ Anta và chuỗi trang sức Chow Tai Fook thì cũng đủ trang trải chi phí bán hàng và tiếp thị trong 6 tháng.

Những thương hiệu khác khó khăn hơn nhiều. Leysen Jewely có thể chỉ trang trải được các chi phí cố định trong 3 tháng. Chuỗi fastfood Jiumaojiu và nhà sản xuất giày Daphne sẽ hết sạch tiền trong thời gian sớm hơn nếu người mua tiếp tục ở nhà.

Số phận mong manh của các doanh nghiệp nhỏ trong khủng hoảng: Kinh doanh thịnh vượng suốt 20 năm vẫn bị phá sản, trở thành mồi ngon cho các hãng lớn thâu tóm! - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng, bán lẻ quần áo, trang sức đều sắp cạn tiền.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc sắp sụp đổ khi họ hết tiền nhưng tính chất dễ bị tổn thương của các doanh nghiệp tiêu dùng niêm yết chỉ ra một mối lo ngại kinh tế lớn hơn. Lý do là bởi một vài trong số này đang sử dụng hàng nghìn lao động trên khắp cả nước. Cửa hàng đóng, đồng nghĩa lượng nhân sự ở đó cũng bị sa thải.

"Số lượng những cửa hàng thua lỗ có thể tăng khi dịch Covid-19 tiếp tục khiến người tiêu dùng lo lắng".

Dữ liệu công bố vào ngày thứ 2 cho thấy rằng doanh số bán lẻ trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã giảm 20,5% trong 2 tháng đầu năm, trong đó riêng lĩnh vực dịch vụ đồ ăn đã giảm tới 43,1%. Lĩnh vực dịch vụ ở Trung Quốc chịu thiệt hại lớn hơn là sản xuất.

Chuyên gia tại Barclay vào tuần trước đã dự đoán một sự sụt giảm đầu ra lên tới 70% vào tháng 2 năm nay so với năm trước. So với đó lĩnh vực sản xuất chứng kiến sự sụt giảm 30 - 35%.

Chính phủ Trung Quốc đã hạ lãi suất, buộc các ngân hàng thúc đẩy cho vay và nới lỏng điều kiện vay cho các công ty để khôi phục lại hoạt động và đưa nền kinh tế trở lại như bình thường. Chính quyền các địa phương cũng cho ra mắt những biện pháp kích thích để người tiêu dùng xóa bỏ lo ngại, ra khỏi nhà chi tiêu.

Anhui, Jiangxi và Jiangsu là những tỉnh tiên phong trong việc mở lại các nhà hàng và trung tâm thương mại sau nhiều tuần phong toả. Nam Ninh cho ra mắt coupon tiêu dùng với đồ uống và thực phẩm, sách, đồ điện tử tiêu dùng, quần áo thể thao trong khi đó người dân Hàng Châu thì được đi tàu điện và xe bus miễn phí.

Nhưng, những nỗ lực đó đã đến quá muộn và chẳng giúp được gì cho Song Hongyang - nhà sáng lập của chuỗi nhà hàng Zui Weng Ting có trụ sở tại Thâm Quyến.

Anh đã buộc phải ngừng hoạt động vào ngày 1/3 sau 20 năm kinh doanh vì không thể trả hơn 10.000 NDT (1.400 USD) tiền thuê mặt bằng và lương nhân viên mỗi ngày. Anh cùng 3 chủ nhà hàng khác ở cùng khu đó đang tìm cách bán quán.

"Tôi chưa từng bao giờ trải qua thời gian khó khăn như thế này, hoạt động kinh doanh gần như bằng 0".

Song nói rằng doanh nghiệp dịch vụ ăn uống thường không có nhiều tiền mặt dù thu nhập ổn định, họ có ít dự trữ. Thời gian virus lây lan lại đúng vào dịp cao điểm - thường chiếm tới 20 - 30% lợi nhuận hàng năm của cả cửa hàng. Việc đóng cửa và chính sách cách ly khiến ngành này không thể sống sót trong khủng hoảng.

Những công ty lớn có nhiều lựa chọn hơn. Họ sẽ tận dụng sự hiện diện của mình để gây áp lực giảm các chi phí cố định như thuê mặt bằng để sống sót trong khủng hoảng.

"Những công ty lớn có sức mạnh thỏa thuận với người cho thuê".

Ngoài ra, ai có thể sống lâu hơn sẽ xem khủng hoảng này như cơ hội. Các đối thủ cạnh tranh sẽ chết và họ có thể có cơ hội thâu tóm những đối thủ nhỏ không thể tiếp tục cuộc chơi.

"Chúng tôi dự đoán những doanh nghiệp nhỏ sẽ dễ tổn thương hơn vì dòng tiền yếu và một vài sẽ phải rút khỏi thị trường, dẫn đến khả năng hợp nhất cao hơn".

Số phận mong manh của các doanh nghiệp nhỏ trong khủng hoảng: Kinh doanh thịnh vượng suốt 20 năm vẫn bị phá sản, trở thành mồi ngon cho các hãng lớn thâu tóm! - Ảnh 5.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại