Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước Trung Quốc.
Ở những năm tháng cuối cùng, Hoàng đế Phổ Nghi lên ngôi khi mới 3 tuổi, Từ Hi Thái hậu buông rèm nhiếp chính, nắm trong tay mọi quyền hành; đối nội độc ác, đối ngoại nhu nhược e dè khiến cho nhân dân căm phẫn.
Đến năm 1912, dưới sự uy hiếp của các võ tướng đội quân Viên Thế Khải, Hoàng đế Tuyên Thống (tức Ái Tân Giác La Phổ Nghi) phải xuống chiếu thoái vị, để hoàng tộc còn được hưởng một số điều kiện ưu đãi của Chính phủ Dân quốc.
Từ đây cũng đặt dấu chấm hết cho triều đại nhà Thanh kéo dài suốt gần 300 năm lịch sử nói riêng và đế chế phong kiến Trung Quốc hơn 2000 năm nói chung.
Vua Phổ Nghi - vị Hoàng đế cuối cùng của Đại Thanh.
Từ Hi Thái hậu.
Tuy nhiên, vấn đề khiến cho mọi người tò mò chính là sau khi vương triều diệt vong, các kết của vua Phổ Nghi ai cũng đều đã biết rõ.
Nhưng có hơn 140 nghìn vị hoàng thân quốc thích, họ rốt cuộc đã đi đâu về đâu?
Từ tầng lớp quý tộc sống trong nhung lụa, họ bỗng trở thành những kẻ phải trốn chui trốn nhủi, được ví như "chuột trên trên đường phố" bị người ta đuổi đánh. Số phận của họ lúc này được chia thành 3 ngã rẽ như sau:
1. Vơ vét của cải vượt biên
Rất nhiều gia đình giàu có trong tầng lớp quý tộc đã lựa chọn con đường di cư ra nước ngoài sinh sống, mục đích để tài sản mình tích cóp bao đời không bị phía chính phủ thu hồi lại.
Sau khi hoàng đế Phổ Nghi bị quân Nhật bắt giữ và dựng lên làm Quốc trưởng Mãn Châu Quốc (một vị trí bị nhiều nhà sử học coi là nhà nước bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản, dưới niên hiệu Đại Đồng), nhiều hoàng thân quốc thích đã ỷ vào quan hệ với Phổ Nghi, kéo nhau chạy sang Nhật Bản sinh sống.
(Ảnh minh họa)
2. Thay tên đổi họ, trở về quê cũ
Triều đình nhà Thanh thuộc tộc người Mãn, có nguồn gốc từ vùng Mãn Châu (nay là đông nam Nga và đông bắc Trung Quốc).
Vì vậy sau khi triều đại phong kiến sụp đổ, gần một nửa số thành viên trong hoàng thất (khoảng 70 nghìn người) quyết định quay về cố hương ở đông bắc của mình.
Để giữ an toàn cho bản thân và mọi người trong gia tộc, họ đều thay tên đổi họ, ví dụ: họ "Diệp Hách Na Lạp" thì đổi thành họ "Na", "Ái Tân Giác La" đổi thành "Kim"...
Các hoàng thân quốc thích nhà Thanh.
3. Vẫn sống trong giấc mộng quyền quý
Đương nhiên, tất cả mọi người đều biết rằng nhà Thanh diệt vong cũng đồng nghĩa với việc cả một chế độ quân chủ đã hoàn toàn sụp đổ, cuộc sống quý tộc xa hoa của những hoàng thân quốc thích này coi như cũng đã chấm dứt.
Nhưng có nhiều người vẫn đắm chìm trong ánh hào quang vương giả và tiếp tục ở lại kinh thành không chịu đi.
Những người này vì muốn tiếp tục được sống trong giàu sang, nên về sau thường sẽ chọn "bán nước cầu vinh", trở thành Hán gian, tay sai của quân Nhật Bản.
Mãi đến sau này, người thuộc dõng dõi triều đình Mãn Thanh dường như vẫn luôn hồi tưởng về thời kỳ huy hoàng của mình.
Mơ mộng một ngày có thể được quay trở về những năm tháng phồn vinh ấy.
Cách đây không lâu, ở Quảng Châu từng có một người đàn ông tự xưng là cháu 10 đời của Đa Nhĩ Cổn (một Nhiếp chính vương có ảnh hưởng lớn trong thời kì đầu nhà Thanh), em họ của vua Phổ Nhĩ, tên là Ái Tân Giác La Châu Địch.
Để thể hiện thân phận "cao quý" của mình, ông ta vẫn giữ kiểu đầu cạo nửa, tóc tết đuôi sam, mặc hoàng bào như thời nhà Thanh, tất cả các vật dụng đều dùng màu vàng.
Người đàn ông tự xưng là Ái Tân Giác La Châu Địch - em họ vua Phổ Nghi.
Hay ở thành phố Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc), có một thanh niên tên là Hách Khánh Linh, 20 tuổi.
Khi biết được mình là hậu nhân của Từ Hi Thái hậu, người này bèn bỏ ra mấy trăm nhân dân tệ làm tóc thành kiểu đuôi sam và thêm mấy nghìn tệ may một bộ đồ kiểu của các Bối lặc gia Thanh triều, còn tự xưng mình chính là "Bát a ca".
Hậu nhân của Từ Hi Thái hậu.
(Theo Sina)