Sợ đối mặt với 1000 câu hỏi khó dịp Tết, giới trẻ xứ Trung kháo nhau tìm đến "bà dì AI"

THANH TÂM |

Mỗi dịp Tết đến, giới trẻ lại rơi vào tình cảnh loay hoay với nỗi lo phải trả lời những câu hỏi của họ hàng, người thân về đời sống cá nhân.

Tết Nguyên đán đã đến và hàng trăm triệu thanh niên Trung Quốc đang đổ xô về nhà đón Tết Nguyên đán đang có màn "tập dượt" trước để chuẩn bị cho việc gặp gỡ họ hàng, người thân và cả những "cuộc thẩm vấn" trên bàn ăn của những người họ hàng của mình bằng trò chơi dựa trên chatbot AI.

Được biết, những trò chơi nhập vai bằng công nghệ AI này đã mô phỏng hàng loạt câu hỏi hóc búa mà những người trẻ có thể gặp phải khi gặp gỡ người thân như "Khi nào lấy vợ/chồng?" hay "Kiếm được bao nhiêu tiền?".

Sợ đối mặt với 1000 câu hỏi khó dịp Tết, giới trẻ xứ Trung kháo nhau tìm đến

Giới trẻ lo lắng trước những câu hỏi về đời sống cá nhân mỗi dịp Tết

Ngay sau khi trò chơi này ra mắt, nó đã thu hút được hơn 3 triệu người dùng chỉ trong vòng một tuần kể từ khi phát hành vào cuối tháng 1. Thậm chí, trò chơi này còn phổ biến đến mức khiến cho máy chủ của trò chơi này bị sập vì lượng truy cập khổng lồ.

"Lúc đầu, mọi người đều nghĩ đây là một trò chơi xúc phạm người thân. Nhưng sau đó, mọi người nhận ra rằng họ có thể sử dụng nó để khéo léo đối đáp, làm hài lòng những người thân yêu và khiến họ vui vẻ" - Wang Ziyue (21 tuổi) - một trong những người sáng tạo, nói với AFP.

Chinh phục các bà dì AI "khó tính"

Trò chơi có dàn nhân vật gồm 10 người thân với các mức độ khó tính, tọc mạch hoặc quan tâm khác nhau. Theo đó, những người chơi sẽ phải lựa chọn các câu trả lời khéo léo để làm hài lòng các nhân vật này nếu không muốn bị mắng là "ích kỷ", "bất hiếu". Người chơi sẽ phải di chuyển qua các cấp độ khác nhau, xoa dịu tất cả tám cô dì chú bác trước khi tiến tới trùm cuối là chính cha mẹ của mình.

Tuy nhiên, không chỉ đưa ra những câu hỏi hóc búa, các dì AI cũng cho người chơi cảm giác vô cùng ấm áp khi luôn nhắc nhở người chơi "hãy đảm bảo an toàn khi lái xe" hoặc " nhớ giữ ấm".

Sợ đối mặt với 1000 câu hỏi khó dịp Tết, giới trẻ xứ Trung kháo nhau tìm đến

Người trẻ "luyện tập" đối đáp với họ hàng, người thân với trò chơi dựa trên chatbot AI

Chia sẻ với AFP, Wang Ziyue cho rằng trò chơi được thiết kế để các thế hệ có thể dễ dàng giao tiếp và kết nối: "Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại sự quan tâm nhân văn nào đó cho giới trẻ trong dịp Tết Nguyên đán… và giúp những người trẻ hiểu được tình yêu và sự quan tâm của người thân".

Giám đốc sản phẩm Shi Hongjie cho biết: "Trong các tình huống truyền thống, bạn không thể nói chuyện thoải mái. Sự bất bình tích lũy đó có thể dễ dàng bùng phát vào một ngày nào đó. Giờ đây, bạn có thể trút giận lên AI, giúp bạn trò chuyện với gia đình dễ dàng hơn khi về nhà."

Trong khi đó, một số người dùng cho biết họ vô cùng ngạc nhiên về mức độ thuyết phục của trải nghiệm này. Chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình sau khi chơi trò chơi, một người cho biết: "Sau tám vòng hỏi đáp… Tôi đã đổ mồ hôi (với sự lo lắng)".

Sợ đối mặt với 1000 câu hỏi khó dịp Tết, giới trẻ xứ Trung kháo nhau tìm đến

Nhiều người vô cùng cảm động sau khi trải nghiệm chơi trò chơi

Bên cạnh đó, không ít người chơi lại cho biết họ bất ngờ thấy cảm động khi có dịp được trò chuyện với người thân.

"Là một người không thể về nhà trong năm nay, tôi đã rất cảm động khi màn đấu với bà mẹ AI kết thúc" - một người thú nhận.

Trưởng nhóm Yu Linfeng cho biết một người dùng có cha đã mất cách đây 14 năm kể rằng anh đã khóc suốt đêm sau khi chơi. Yu cho biết người chơi này đã nói với anh rằng: "Đã lâu rồi tôi mới nói chuyện như thế này với người thân".

Nguồn: AFP

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại