Đêm giao thừa, Càn Long 81 tuổi một mực yêu cầu thị tẩm Du Quý phi: Lý do phía sau là gì?

Nguyệt Phạm |

Vì sao Càn Long dù cao tuổi vẫn lật thẻ bài của Du Quý phi?

Vào đêm giao thừa năm 1791, Càn Long lúc này đã 81 tuổi một mực đòi thái giám triệu Du Quý phi 78 tuổi tới thị tẩm. Vị thái giám sau khi nghe yêu cầu của hoàng đế còn tưởng bản thân nghe nhầm và hỏi lại: Du Quý phi đã 78 tuổi rồi, sao hoàng thượng không chọn người trẻ hơn? Nào ngờ, Càn Long lại nổi giận hét lên: Đêm nay ta chỉ muốn ở cùng Du Quý phi!

Đêm giao thừa, Càn Long 81 tuổi một mực yêu cầu thị tẩm Du Quý phi: Lý do phía sau là gì?- Ảnh 1.

Vào đêm giao thừa năm 1791, Càn Long lúc này đã 81 tuổi một mực đòi thái giám triệu Du Quý phi 78 tuổi tới thị tẩm. (Ảnh: Sohu)

Tại sao hoàng đế một mực đòi triệu tập vị quý phi này tới thị tẩm?

Theo các nhà sử học nghiên cứu từ sử sách cũ, Càn Long có ẩn tình phía sau việc đòi gặp Du Quý phi. Trên thực tế, Du Quý phi không được hoàng đế sủng ái từ mấy chục năm trước. Bản thân nhà vua cũng không đặt chân vào cung của bà trong suốt hơn mười năm. Sự thực phía sau bắt nguồn từ con trai của bà.

Trong nhiều sử sách và dã sử, Càn Long được mô tả là vị hoàng đế có nhiều phi tần, chưa kể những mỹ nữ trong dân gian được ông sủng ái khi đến Giang Nam.

Đêm giao thừa, Càn Long 81 tuổi một mực yêu cầu thị tẩm Du Quý phi: Lý do phía sau là gì?- Ảnh 2.

Trong số các phi tần của nhà vua, Du Quý phi chính là người ở bên Càn Long lâu nhất. (Ảnh: Sohu)

Trong số các phi tần của nhà vua, Du Quý phi chính là người ở bên Càn Long lâu nhất. Du Quý phi Hải thị (1714 - 1792), kém Càn Long 3 tuổi, là phi tần theo ngài từ lúc còn là Thân Vương, lúc đó bà được gọi là Cách cách Hải thị, tức hàng thiếp hầu có địa vị thấp trong phủ để. Bà được biết đến là sinh mẫu của Vinh Thuần Thân vương Vĩnh Kỳ.

Du Quý phi là một người có tính cách tao nhã, nhẹ nhàng như hoa cúc, bà không có tham vọng đấu đá trong hậu cung, cũng không bao giờ ghen tị hay nói xấu các phi tần khác. Vì vậy, Càn Long luôn tới cung của bà khi muốn tìm kiếm một chút yên bình.

Phụ thân của bà là Viên ngoại lang Ngạch Nhĩ Cát Đồ. Thông tin gia tộc của bà còn mơ hồ, chỉ biết kỳ tịch của bà là Mông Cổ Tương Lam kỳ, người Nam Uyển Hải Tử, gia tộc gọi là "Kha Lý Diệp Đặc thị", qua thư tịch Hán là "Hải Giai thị" hay "Hải thị".

Đêm giao thừa, Càn Long 81 tuổi một mực yêu cầu thị tẩm Du Quý phi: Lý do phía sau là gì?- Ảnh 3.

Du Quý phi là một người có tính cách tao nhã, nhẹ nhàng. (Ảnh: Sohu)

Năm 1735, Hoàng đế đại phong phi tần, Cách cách Hải thị được phong làm Thường tại, là bậc gần cuối của hàng ngự thiếp, chỉ trên Đáp ứng. Bấy giờ, tước vị của bà cùng Trần Thường tại là thấp nhất trong số các phi tần đã theo hầu Càn Long Đế từ Tiềm để. Năm Càn Long nguyên niên (1736), lại thăng Quý nhân.

Năm Càn Long thứ 6 (1741), ngày 7 tháng 2 (âm lịch), Hải thị sinh hạ Ngũ a ca Vĩnh Kỳ tại Vĩnh Hòa cung. Ngày 13 tháng 2 (âm lịch) cùng năm, chiếu tấn Du tần. Theo Hồng xưng thông dụng, "Du" có Mãn văn là, nghĩa là "hòa thuận", "thuận theo", "thỏa hiệp". Tháng 11 năm ấy, lấy Lễ bộ Thượng thư Nhậm Lan Chi làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Xuân Sơn làm Phó sứ, hành tấn phong lễ. Năm thứ 10 (1745), ngày 23 tháng 1, Càn Long Đế chỉ dụ thăng Quý phi Cao thị làm Hoàng quý phi, đồng thời gia ân hậu cung. Nhàn phi Na Lạp thị cùng Thuần phi Tô thị tấn Quý phi, Quý nhân Ngụy thị lên Tần, còn Du tần Hải thị được sắc phong làm Phi, tức Du phi.

Đêm giao thừa, Càn Long 81 tuổi một mực yêu cầu thị tẩm Du Quý phi: Lý do phía sau là gì?- Ảnh 4.

Du Quý phi sinh một con trai duy nhất là Ngũ a ca Vĩnh Kỳ là hoàng tử rất được Càn Long coi trọng. (Ảnh: Sohu)

Khi ấy, con trai duy nhất của bà là Ngũ a ca Vĩnh Kỳ từ nhỏ cần mẫn hiếu học, mỗi ngày đều là người đến thư phòng sớm nhất. Hoàng tử Vĩnh Kỳ lớn lên nổi tiếng đa tài đa nghệ, thông thạo ba ngôn ngữ Hán, Mãn, Mông Cổ. Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giỏi lịch pháp, toán học, có tài thi ca, thư pháp, cưỡi ngựa bắn tên, nên rất được Càn Long Đế coi trọng. Sau này, một chuyện xảy ra khiến hoàng đế Càn Long càng thêm yêu quý con vị hoàng tử này. Đó là vào một đêm, cung điện nơi hoàng đế ở bỗng nhiên bỗng cháy. Vào thời điểm đó, các vị hoàng tử thường thay nhau canh gác ở ngoài cung này để lấy lòng hoàng thượng. Ngày hôm đấy, Tứ A ca Vĩnh Thành đang canh giữ tại nơi này.

Tuy nhiên, vào lúc nước sôi lửa bỏng như vậy, Vĩnh Thành đã không phát huy được vai trò của mình. Không những Tứ A ca không phát hiện sớm đám cháy mà còn bị mắc kẹt trong cung điện cùng Càn Long. Lúc này, Vĩnh Kỳ phát hiện sự việc liền xông vào cung và đưa Càn Long ra khỏi biển lửa. Khi Vĩnh Kỳ quay lại để cứu anh trai thì hoàng tử phát hiện ra rằng Vĩnh Thành đã trốn ra khỏi cung từ lúc nào. Sau lần thoát chết này, Càn Long càng thêm yêu thương Vĩnh Kỳ.

Đêm giao thừa, Càn Long 81 tuổi một mực yêu cầu thị tẩm Du Quý phi: Lý do phía sau là gì?- Ảnh 5.

Vĩnh Kỳ là một trong số ít hoàng tử được Càn Long phong tước vị Thân vương khi còn sống. (Ảnh: Sohu)

Ngoài ra, bản thân Vĩnh Kỳ cũng giống mẹ mình, chàng có tính cách vô cùng khiêm tốn, không bao giờ gây rắc rối hay tội lỗi nào. Dần dần, vị hoàng tử này đã trở thành một trong những người con được Càn Long tin cậy nhất. Đến năm Càn Long thứ 30, hoàng đế đã phong Vĩnh Kỳ làm Hòa Thạc Vinh Thân vương. Đặc biệt, chữ "Vinh" trong tước hiệu của Vĩnh Kỳ tượng trưng cho xuất thân vinh quang, cũng mang ý nghĩa biểu thị cho sự sủng ái sâu sắc mà hoàng đế dành cho vị hoàng tử này.

Hơn nữa, Vĩnh Kỳ được phong Thân vương khi hoàng tử này còn sống chứ không phải là sau khi qua đời mới được truy thụy. Trong số các vị hoàng tử của Càn Long, chỉ có 3 người được hưởng đặc quyền này, ngoài Vĩnh Kỳ, chỉ có hoàng tử thứ 11 và hoàng tử thứ 15 (hoàng đế Gia Khánh sau này).

Đáng tiếc, Vĩnh Kỳ sức khỏe kém, năm Càn Long thứ 30, ông đột nhiên trở bệnh nặng. Vĩnh Kỳ sau 3 tháng được tấn phong làm Hòa Thạc Vinh Thân vương cũng qua đời. Sau khi ông mất, hoàng đế Càn Long gần như không bao giờ triệu Du Quý phi nữa. Nhiều người cho rằng Càn Long cố tình tránh mặt Du Quý phi vì ông sợ sau khi gặp bà sẽ càng thêm nhớ con trai mình. Nhiều năm sau đó, khi nói chuyện với các vị quan đại thần, Càn Long vẫn bày tỏ sự tiếc nuối vì sự ra đi quá sớm của Vĩnh Kỳ.

Đêm giao thừa, Càn Long 81 tuổi một mực yêu cầu thị tẩm Du Quý phi: Lý do phía sau là gì?- Ảnh 6.

Càn Long triệu Du Quý phi tới để ôn lại những kỷ niệm cũ. (Ảnh: Sohu)

Vào đêm giao thừa năm 1791, Càn Long triệu Du Quý phi không phải để thị tẩm. Lúc này, Càn Long đã 81 tuổi, hoàng đế đã trải qua một thời gian dài trị vì, ngài lúc này hẳn là đang nhớ lại quá khứ, hồi tưởng về những kỷ niệm quý giá trước đây. Vì vậy, hoàng đế muốn tìm tới một vị phi tần đã ở bên ngài lâu nhất để ôn lại những ân oán đã qua. Và Du Quý phi là vị phi tần đồng hành cùng hoàng đế lâu nhất trong suốt cuộc đời ông.

Mối quan hệ giữa hai người có lẽ giống như những tri âm tri kỷ đã cùng nhau trải qua nhiều năm tháng ngồi xuống ôn lại chuyện cũ. Hai người đã có một cuộc trò chuyện rất vui vẻ và họ đều cảm thấy nhẹ nhõm sau khi kết thúc buổi gặp mặt này. Không lâu sau lần thị tẩm này, Du Quý phi đã qua đời thanh thản và bà được chôn cất theo nghi lễ của một Quý phi.

*Nguồn: Sohu, Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại