Apple đã bị “mất sân” do sự bùng nổ của các nhà sản xuất di động Android Trung Quốc với thống số cao và giá thành thấp. Những thương hiệu cách đây vài năm còn là vô danh thì bỗng chốc vụt sáng, lọt vào top 5 nhà sản xuất lớn nhất thế giới, mặc dù theo Gartner thì Apple vẫn xếp ở vị trí số 1 trong quý cuối năm 2016.
Ba nhà sản xuất Trung Quốc bao gồm Huawei, Oppo và BKK Communication Equipment xếp vị trí từ thứ 3 tới thứ 5 trong quý vừa rồi với tổng số 21,3% thị phần và 431,5 triệu thiết bị bán ra. Thế nhưng riêng một mình Apple đã chiếm 17,9% thị phần còn Samsung chiếm 17,8%.
Tại sao 3 nhà sản xuất smartphone hợp lại chỉ chiếm 21,3% thị phần? Chính là bởi các thương hiệu Trung Quốc đã mất đi lợi thế cạnh tranh lịch sử: Giá thấp chấp lượng cao.
Giá bán trung bình trên toàn cầu của những smartphone mang thương hiệu Trung Quốc sẽ tăng từ 1.700 NDT (246,7 USD) lên 2.000 NDT vào cuối năm 2017, công ty nghiên cứu thị trường Đài Loan TrendForce cho biết trong một báo cáo ra ngày 28/3.
“Đối diện với việc giá cao và áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc cuối cùng sẽ phải từ bỏ chiến lược yêu thích là bán sản phẩm thông số cao với giá cực rẻ”, Avril Wu, nhà phân tích smartphone của TrendForce khẳng định.
Công ty nghiên cứu thị trường IDC nhận thấy giá bán trung bình của các smartphone tăng 11% từ năm 2015 đến năm 2016 mà cụ thể là 210 USD/chiếc. Các nhà phân tin tin rằng giá sẽ còn tăng lên bởi những nhà bán lẻ đang phải vất vả kiếm lợi nhuận giữa bối cảnh cạnh tranh gay gắt và giá linh kiện tăng.
Smartphone cao cấp Huawei P9 và Gionee M6 bắt đầu tăng giá từ năm ngoái, theo TrendForce, và theo sau là các model của Meizu và Xiaomi. Xiaomi là một nhà sản xuất smartphone Trung Quốc từng bán những sản phẩm giống iPhone với giá chỉ 320 USD.
Xu hướng này sẽ khiến những người tiêu dùng có ngân sách tầm trung phải cân nhân giữa việc tiết kiệm tiền hay cố thêm một chút để có được một thiết bị tốt hơn. Apple vẫn là biểu tượng của giá trị tại châu Á, bao gồm cả Trung Quốc. Người châu Á cũng thường xem Samsung là thương hiệu smartphone Android tốt nhất.
"Khi nâng giá thành lên, các thương hiệu Trung Quốc sẽ có nguy cơ đánh mất lượng cầu của người dùng", ông Wu cho biết. "Cùng lúc đó, duy trì lợi nhuận trở thành một việc hết sức khó khăn vì thị trường hiện nay cạnh tranh hơn bao giờ hết".
Ở những khu vực đang phát triển tại Đông Nam Á, giá những smartphone phổ biến của Trung Quốc tăng lên khiến các sản phẩm này trở thành ngoài tầm với của người tiêu dùng.
Theo bà Xiaohan Tay, nhà phân tích thị trường cấp cao của IDC Singapore, quanh khu vực châu Á, người dùng thương mua các thương hiệu tại quê nhà với giá chưa tới 100 USD hoặc sản phẩm của Trung Quốc với giá từ 100 – 200 USD. Các nhà bán lẻ Trung Quốc đánh mất thị phần tại Đông Nam Á sẽ càng làm áp lức về giá bị tăng lên, bà bổ sung.
"Đối với các quốc gia mới nổi ASEAN cũng như Ấn Độ, các nhà bán lẻ Trung Quốc luôn nhận được sự quan tâm nhiều hơn một chút so với các nhà bán lẻ trong nước", bà Tay chia sẻ.
"Mặc dù các nhà bán lẻ Trung Quốc về lâu về dài sẽ cố gắng tăng thị phần điện thoại của mình trong phân khúc tầm trung, nhưng tôi không cho rằng họ sẽ tăng giá lên nhiều tại những quốc gia này hoặc tung ra nhiều những smartphone giá cao hơn trong vài tháng hoặc quý tới bởi người tiêu dùng ở các thị trường này vẫn ưa thích các sản phẩm giá rẻ".