Sinh viên đại học ra trường xin làm công nhân, tiết kiệm được 1 tỷ đồng sau 4 năm: Oằn mình làm việc, sụt hơn 10kg, đứng 12 tiếng/ngày

Thu Ngân |

Đã tốt nghiệp và có bằng đại học nhưng nhiều sinh viên vẫn chấp nhận công việc nhàm chán trong các công xưởng chỉ để kiếm được thu nhập cao.

Hiện nay, sinh viên vừa mới tốt nghiệp thường khá khó tìm được việc làm với mức lương khởi điểm cao. Kết quả là, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp đại học hiện nay đã chấp thuận mức lương cao và môi trường làm việc tẻ nhạt của nhà máy để tạm cho đó là "trạm trung chuyển" cho khoảng thời gian sau đại học để có thể tìm được công việc khác, lại còn tích góp được một khoản tiền kha khá trước khi thực sự lập nghiệp.

Thu nhập cao ngất ngưởng trong các nhà máy

Sinh viên đại học ra trường xin làm công nhân, tiết kiệm được 1 tỷ đồng sau 4 năm: Oằn mình làm việc, sụt hơn 10kg, đứng 12 tiếng/ngày - Ảnh 1.

Zhang Lei đến từ một thành phố tỉnh lỵ ở miền Nam. Cô đã gia nhập công ty hàng đầu trong ngành giáo dục trực tuyến ngay khi tốt nghiệp đại học. Trong 5 tháng kể từ khi rời đi vào tháng 4 năm ngoái, cô vẫn chưa tìm được việc làm ổn định. "Ngay cả một thư ký với mức lương xếp ở mức trung bình chỉ là 3.500 nhân dân tệ (khoảng 12,5 triệu đồng) cũng chỉ được tuyển dụng khi đã có kinh nghiệm," cô chia sẻ. Kinh nghiệm của Zhang Lei chỉ giới hạn trong ngành giáo dục và mức lương chính là rào cản khiến cô gặp khó khăn trong việc tìm được việc phù hợp vì cô chưa tìm được việc nào trả thù lao vượt quá 4.000 nhân dân tệ (khoảng 14,3 triệu đồng). Quá trình tìm việc không suôn sẻ, cô chọn cách thi tuyển sinh sau đại học, nhưng cũng kết thúc trong thất bại. Đến lúc này, cô đã tiêu hết tiền tiết kiệm và lại phải đi tìm cách khác.

Zhang Lei đã quyết định lựa chọn vào làm trong công xưởng của nhà máy. Mặc dù phải dành 8 giờ hoặc thậm chí 12 giờ trong xưởng mỗi ngày, nhưng thu nhập của cô ấy đã có thể cao hơn một hoặc hai nghìn nhân dân tệ so với trước đây.

Sinh viên đại học ra trường xin làm công nhân, tiết kiệm được 1 tỷ đồng sau 4 năm: Oằn mình làm việc, sụt hơn 10kg, đứng 12 tiếng/ngày - Ảnh 2.

Nhiều người trẻ như Zhang Le thường bị hỏi câu, "Tại sao bạn vẫn lựa chọn làm việc trong một nhà máy kể cả khi đã có bằng đại học?"

Sự thật rất khác với người ta tưởng tượng về công việc trong nhà máy. Thứ nhất, thu nhập làm việc trong nhà máy không hề thấp và lương tháng của một số người có thể lên tới hàng chục nghìn nhân dân tệ. Thứ hai, không phải tất cả họ đều bắt đầu từ cấp thấp nhất của dây chuyền lắp ráp, nếu có bằng cử nhân, họ cũng có thể làm việc ở các vị trí hành chính, tài chính, kỹ thuật viên, kỹ sư và các vị trí khác.

Một số nhà máy thậm chí còn cung cấp ba bữa ăn miễn phí mỗi ngày, chỗ ở ký túc xá của trường đại học, phần thưởng cho nhân viên chuyên cần và phần thưởng giới thiệu nội bộ để tuyển dụng công nhân mới.

Sinh viên đại học ra trường xin làm công nhân, tiết kiệm được 1 tỷ đồng sau 4 năm: Oằn mình làm việc, sụt hơn 10kg, đứng 12 tiếng/ngày - Ảnh 3.

Yu Zhedong, đến từ Hà Nam, đã lựa chọn làm kỹ thuật viên trong nhà máy vì thu nhập của giáo viên thể dục quá thấp. Mức lương 100.000 CNY/năm đã gấp đến ba lần lương của một giáo viên bình thường ở quê nhà. Thậm chí có những nhân viên, nhờ lợi thế biết tiếng Hàn đã có mức lương vượt trội. Chỉ trong 4 năm làm ở vị trí dây chuyền lắp ráp, số dư tài khoản của người đó đã vượt quá 500.000 CNY (tương đương 1.7 tỷ đống).

Nhưng không thể phủ nhận rằng nhịp công việc cứ lặp đi lặp lại, công việc tẻ nhạt và triển vọng nghề nghiệp hầu như không có hy vọng gì khiến những sinh viên bám trụ tại các nhà máy cảm thấy hoàn toàn kiệt sức. Những ánh mắt khinh thường và chế giễu của người đời khi làm công việc này cũng khiến họ cảm thấy áp lực hơn. Một số người ưa thể diện sẽ chủ động che giấu trình độ học vấn của mình, trong khi một số khác lại thực dụng hơn, chủ động chớp thời cơ để tìm kiếm cơ hội thăng tiến, tăng lương. Họ buộc phải sống một cách thực dụng hơn vì thực tế cần đến tiền bạc.

Công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại

Tháng 2/2022, Bai Jing, sống ở Hà Nam, đã lên tàu đến Tô Châu một mình và vào nhà máy để làm việc. Vì nhu cầu người làm tại các nhà máy rất lớn, đặc biệt là ở Giang Tô và Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông và những nơi khác, có rất nhiều cơ sở nhà máy.

Cô gái 23 tuổi không xa lạ gì với các nhà máy, và đây là lần thứ tư cô làm việc tại đây Khi học sinh tốt nghiệp cấp 3, có người trung gian sẽ mang theo những cầm tờ rơi và tuyển dụng lao động ngắn hạn tại trường. Cô ấy đã đến một nhà máy sản xuất dụng cụ điện cho mũi khoan, và cũng đã từng đến dây chuyền lắp ráp điện thoại di động của Foxconn. Những ngày làm việc ở dây chuyền rất vất vả và mệt mỏi, nhưng ưu điểm là chi phí sinh hoạt thấp. Mỗi lần vào nhà máy làm việc, cô có thể trở về với khoảng 4.000 nhân dân tệ trong túi chỉ trong 1 tháng.

Tiền lương của những công nhân tạm thời ngắn hạn được tính theo giờ. Trong các tờ quảng cáo tuyển dụng do đơn vị trung gian phát hành, lương theo giờ của nhiều xưởng sản xuất đồ điện tử chỉ dưới 25 nhân dân tệ. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên nhà máy tuyển người không dễ, khi Bai Jing vào nhà máy, mức lương đã nâng lên mức 34 tệ một giờ. Đây là mức giá cao nhất kể từ khi cô đi làm tới giờ.

Lần này, Bai Jing dự định làm việc trong ba tháng và dự kiến ​​sẽ kiếm được 20.000 nhân dân tệ/năm.

Sinh viên đại học ra trường xin làm công nhân, tiết kiệm được 1 tỷ đồng sau 4 năm: Oằn mình làm việc, sụt hơn 10kg, đứng 12 tiếng/ngày - Ảnh 5.

Cứ như vậy, với tâm lý lấy ngắn nuôi dài, Bai Jing không ngại khổ, “miễn lương đủ cao là được”. Mệt mỏi là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi người được phỏng vấn khi mới đặt chân đến nhà máy. Cui Ye, 1 sinh viên mới ra trường tại Tô Châu phải đứng 12 tiếng một ngày trong dây chuyền lắp ráp.

"Cân nặng của tôi đã giảm từ hơn 58 cân xuống còn có hơn 40 cân”. Ngoài ra, tiền lương trong các nhà máy về cơ bản được quyết định bởi giờ làm việc, muốn có lương cao thì chủ yếu dựa vào thời gian làm thêm.

Dù mức lương cao ngất ngưởng, nhưng hầu hết sinh viên mới ra trường đều mong đây chỉ là công việc tạm thời và sẽ đều “hy vọng rằng sau thời gian này, sẽ không cần phải làm việc trong nhà máy nữa."

Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại