Siêu sóng thần từng càn quét bề mặt sao Hỏa

Cẩm Mai |

Sao Hỏa ngày nay chỉ là một thế giới khô cằn, đầy cát bụi và lạnh lẽo nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy nơi đây từng là một đại dương lớn và từng bị sóng thần càn quét.

Một nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ đứng đầu cho rằng thiên thạch đã vào đại dương gây nên 2 trận sóng thần khổng lồ, quét qua bề mặt sao Hỏa.

Siêu sóng thần từng càn quét bề mặt sao Hỏa - Ảnh 1.

Mũi tên chỉ hướng cát bị sóng thần xô đi.

Họ đã chỉ ra trên dữ liệu vệ tinh từ sự phân bố lại cát trên vùng đất thấp rộng lớn phía bắc sao Hỏa. Rất có thể sóng thần xảy ra cách đây hơn 3 tỷ năm và làm hành tinh đỏ ấm và ẩm ướt hơn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất lâu về địa hình thấp và bằng phẳng trên bán cầu bắc sao Hỏa, xem điều kiện tự nhiên như vậy có là hình thành đại dương không.

Nếu sóng thần tràn ngập đất liền, xô đẩy cát và xối nước thành dòng chảy mới, qua thời gian sẽ thành bờ biển.

Nhà nghiên cứu Alexis Palmero Rodriguez thuộc Viện Khoa học ở Tuscon, bang Arizona, Mỹ cho biết: 

"Rõ ràng, có sự liên quan mật thiết giữa sóng thần và đại dương. Nên chúng tôi loại bỏ đi những điều chưa chắc chắn về giả thuyết đại dương".

Siêu sóng thần từng càn quét bề mặt sao Hỏa - Ảnh 2.

Hình bên trái: Màu sắc biểu thị nghi vấn đường bờ biển đã từng tồn tại cách đây 3,4 tỷ năm. Hình bên phải: Khu vực bị sóng thần làm mở rộng đường bờ biển.

Bằng chứng về sóng thần trên sao Hỏa do tiến sĩ Rodriguez và đồng nghiệp tìm ra vừa được đăng tải trên tờ báo khoa học Scientific Reports. Họ đã kết nối 2 vùng của sao Hỏa gọi là Chryse Planitia và Arabia Terra với nhau.

Nhóm nghiên cứu khẳng định rằng cát quan sát thấy qua vệ tinh cho thấy do 2 trận siêu sóng thần.

Trận sóng thần xảy ra trước tiên và cũng là dễ hiểu nhất là giống như trên Trái Đất: 

Sóng lớn có thể hất tung cát và những đá lớn lên cao.Nước lùi lại đổ dốc xuống, sau đó cắt những dòng chảy mới như nhóm nghiên cứu đã thấy.

Nhóm nghiên cứu mô tả trận sóng thần thứ hai xảy ra sau đó vài triệu năm, đới khí hậu dịu mát đi rõ rệt. 

Trong trường hợp này, sóng thần lạnh đóng băng khi quét qua về mặt đất. Cho nên thấy rõ những mô cát không có dòng chảy ngược lại.

Nếu trên Trái Đất, những tảng băng nổi trên hồ hay biển có thể bị bão đẩy vào bờ. Đó là hiện tượng hiếm thấy và tương tự như trên sao Hỏa ở quy mô lớn hơn.

Siêu sóng thần từng càn quét bề mặt sao Hỏa - Ảnh 3.

Đại dương trên bán cầu bắc sao Hỏa.

Nhóm nghiên cứu dựa vào quy mô phân bố cát, họ ước tính ảnh hưởng mạnh như vậy do sóng thần, làm hình thành các hố trộng 30km. sóng thần có thể cao 50m, thậm chí có chỗ cao 120m.

Trận sóng thần đầu tiên ảnh hưởng trong vùng rộng lớn 800.000km2, trận thứ hai ảnh hưởng trong vùng rộng lớn 1.000.000km2.

Nguồn: BBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại