Đi siêu âm con ở tuần thứ 38, chị Laura Sime, đến từ thị trấn ven biển Weymouth, Dorset (Anh), đã sốc nặng đến nỗi suýt ngã từ trên bàn siêu âm xuống đất sau khi nghe bác sĩ thông báo về cân nặng của thai nhi.
Khi đó, dù đang ở trong bụng mẹ nhưng cậu bé James đã nặng 5,3kg – tương đương với cân nặng của một trong những đứa trẻ sơ sinh nặng nhất nước Anh .
Và khi chào đời, James đã gây chấn động cho cha mẹ và toàn bệnh viện với số cân 5,5kg.
James đã gây chấn động cả bệnh viện vì nặng 5,5kg - là một trong những em bé sơ sinh nặng cân nhất nước Anh.
Chị laura nói: "Tôi không biết làm thế nào mà James lại có thể nặng cân đến như thế. Khi tôi sinh Evie (con gái đầu của chị nay đã được 4 tuổi), con bé nặng 3,9kg là tôi đã thấy to rồi.
Thế mà đằng này James lại còn to hơn nữa. Ngay khi vừa chào đời, con đã phải dùng cỡ quần áo và tã dành cho em bé 3 - 6 tháng tuổi".
Tuy sinh ra thuộc hàng sumo nhí, nhưng qua kiểm tra bác sĩ nhận thấy đứa trẻ vô cùng khỏe mạnh nên đã cho phép hai mẹ con chị Laura xuất viện về nhà sớm. Hiện tại, bây giờ James đã được 2,5 tháng và cậu bé nặng 6,6kg.
Hiện tại, James đã được 2,5 tháng và cậu bé nặng 6,6kg.
Em bé quá to – nên mừng hay lo?
Tuy rằng ai cũng mong con mình lúc sinh ra được khỏe mạnh, bụ bẫm mập mạp đáng yêu.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh nặng cân thường dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt biến chứng nguy hiểm như hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy tuần hoàn.
Điều này làm trẻ có thể xuất hiện những phản ứng chậm như tiếng khóc nhỏ, yếu, thậm chí nặng là có thể ngưng thở từng cơn.
Vì vậy, các bác sĩ khuyên các bà mẹ nên cẩn thận khi thấy con mình chào đời hoặc tiên lượng ra đời nặng hơn 4kg.
Vì trên thực tế, có đến 90% trường hợp trẻ lúc sinh ra nặng hơn 4kg có vấn đề về sức khỏe, mặc dù rất nhiều trường hợp không phát hiện được ngay tức thì.
Thế nên, các mẹ bầu nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ hợp lý. Đó là khẩu phần ăn phải cân bằng giữa tinh bột, chất béo, chất đạm và vitamin. Hạn chế ăn đường, đồ ngọt và chất béo quá nhiều.
Các mẹ cũng nên tập các bài thể dục dành cho bà bầu để nâng cao sức khỏe, kiểm soát cân nặng một cách hợp lý, tốt nhất không nên tăng quá 15kg trong suốt thai kỳ.
Bên cạnh đó, thai phụ nên thường xuyên khám thai định kỳ và làm xét nghiệm xem mình có bị đái tháo đường không.
Những trường hợp bị đái tháo đường, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu được điều trị thích hợp, có thể giảm đến 50% số trẻ sinh ra nặng cân và các biến chứng sơ sinh.
Trong trường hợp siêu âm thấy rằng thai to, các mẹ nên chọn phương pháp sinh mổ để hạn chế những tai biến cho cả mẹ và con.
Sau khi sinh, với những em bé nặng cân, bố mẹ cần cho bé đi khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời xử lý nếu có vấn đề gì về sức khỏe bất thường gì xảy ra.