Từ mảnh giấy giáo viên nhắn cho mẹ của Edison
Một hôm, cậu bé Thomas Edison trở về nhà và đưa cho mẹ một mảnh giấy mà giáo viên của cậu bảo rằng, "Hãy đưa nó cho mẹ cậu".
Mẹ Edison mở mảnh giấy ra. Sau khi đọc, mắt bà nhòe lệ. Edison hỏi bà rằng trong đó viết gì, nên bà đã đọc to lên cho con trai nghe, "Con trai bà là một thiên tài. Ngôi trường này quá nhỏ so với cậu bé và chúng tôi không đủ nguồn lực cũng như các giáo viên giỏi để dạy cho cậu bé. Xin bà hãy tự làm giáo viên của cậu bé".
Bà Nancy Matthews Elliott, mẹ của Thomas Edison - một bà mẹ vĩ đại đã tạo ra 1 thiên tài vĩ đại.
Sau đó, nhờ sự kèm cặp, dạy dỗ nghiêm khắc nhưng hết sức bài bản và tận tình của một người mẹ, cậu bé Thomas Edison đã trưởng thành, không thua kém bất kỳ một cậu bé được đến trường nào khác.
Tới nhà phát minh thiên tài và bí mật hé lộ nhiều năm sau
Nhiều năm sau đó, mẹ của Edison qua đời và bản thân ông đã trở thành một nhà phát minh vĩ đại nhất của nhân loại. Một hôm, trong khi đi tìm những món đồ cũ của gia đình, ông nhìn thấy một mảnh giấy được gấp lại ở góc ngăn kéo của mình. Ông cầm nó lên và mở ra.
Trên mảnh giấy là dòng chữ: "Con trai của bà có vấn đề về thần kinh và chúng tôi sẽ không để cho thằng bé tới trường nữa".
Nhờ có mẹ Nancy, Thomas Edison đã trở thành 1 trong những nhà phát minh lỗi lạc nhất của nhân loại từ xuất phát điểm là 1 cậu bé khiếm thính và bị đánh giá là có vấn đề thần kinh.
Đây chính là mảnh giấy mà giáo viên của Thomas Edison đã đưa cho ông và bảo về trao lại cho mẹ.
Sau khi đọc được nội dung thực sự của tờ giấy này, Edison đã khóc trong nhiều tiếng đồng hồ và viết trong nhật ký của ông, "Thomas Alva Edison là một đứa trẻ có vấn đề về thần kinh, nhưng nhờ một người mẹ anh hùng, đã trở thành thiên tài của thế kỷ".
Lời bàn: Ranh giới giữa một đứa trẻ thần đồng và một đứa trẻ "nghịch ngợm, mất tập trung và không thể dạy dỗ" là rất mong manh. Phải có đủ tình thương, sự kiên nhẫn và thấu hiểu, người ta mới có thể nhận ra sự khác biệt của mỗi đứa trẻ, để từ đó bồi dưỡng, dạy dỗ chúng, cho chúng biết mình giỏi ở lĩnh vực nào và phát huy triệt để sở trường ấy.
Nên nhớ, không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào, và nếu bạn kỳ vọng con mình sẽ luôn có điểm số cao ở trường, luôn học giỏi những môn mà bạn muốn chúng giỏi, thì bạn đã trở thành một bậc phụ huynh thất bại ngay ở vạch đích rồi.
Khi còn nhỏ, Edison đã không may bị sốt và viêm tai tái đi tái lại nhiều lần nên ảnh hưởng đến thính lực. Tai ông nghe không rõ, khiến ông khó tập trung vào bài giảng và thường bị bạn bè trêu ghẹo.
Nếu như không có mẹ ông, bà Nancy Matthews Elliott, Edison sẽ ra sao khi bị nhà trường đuổi học?
E rằng, ông có thể trưởng thành, trở thành một người bình thường đã khó, chứ đừng nói đến việc trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất của Mỹ, và một trong những nhà phát minh lỗi lạc nhất của nhân loại.
Trên đời, có bao nhiêu người mẹ, người cha có thể thấu hiểu, biết cách vỗ về yêu thương và tin tưởng ở con mình như bà Nancy Matthews Elliott, mẹ của Edison?
Có thể không phải ai cũng có đủ kiến thức để dạy con như bà Nancy, nhưng nếu mọi bà mẹ đều yêu thương, kiên nhẫn và tin tưởng ở con của họ, thì biết đâu, nhân loại sẽ có vô số những Thomas Edison khác.
Theo Moral Stories 26