Sau chiến thắng Quang Trung tái thiết đất nước, đặc biệt xây dựng thủy binh, tượng binh

B.T sưu tầm, SGK Sử 7 |

Sau chiến thắng, nguy cơ vẫn còn nhiều nên ngoài kinh tế, xã hội, văn hóa, vua Quang Trung đặc biệt quan tâm đến quốc phòng quân đội.

Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc

Ở cuối thế kỉ XVIII, đất nước trải qua chiến tranh, loạn lạc kéo dài. Ðồng ruộng bỏ hoang, xóm làng xơ xác, công thương nghiệp đình trệ.

Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. Ông kịp thời đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.

Chiếu khuyến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. Chỉ trong vài ba năm "mùa màng trở lại phong đãng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình".

Sau chiến thắng Quang Trung tái thiết đất nước, đặc biệt xây dựng thủy binh, tượng binh - Ảnh 1.

Tượng đài vua Quang Trung tại Gò Đống Đa, Hà Nội

Quang Trung đã bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. Ông yêu nhà Thanh "mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hoá không lưu đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân". Nghề thủ công và buôn bán phục hồi dần.

Về văn hoá, giáo dục, vua Quang Trung ban bố Chiếu lập học, Ông nói: "Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu, tìm lẽ trị binh lấy việc tuyển nhân tài làm gốc. Các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Nhiều sắc lệnh của Quang Trung viết bằng chữ Nôm. Ông giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.

Chính sách quốc phòng, ngoại giao

Quân xâm lược nhà Thanh đã bị đánh tan. nhưng nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia còn bị đe dọa. Phía bắc, thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột Lê Chiêu Thống) lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt Trung, Phia nam, sau thất bại Rạch Rầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định.

Nhận rõ nguy cơ từ nhiều phía, Quang Trung khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh. Quang Trung tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính. Quân đội gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh. Chiến thuyền có nhiều loại, loại lớn có thể chở được voi hoặc 500 - 600 lính và hàng chục đại bác.

Sau chiến thắng Quang Trung tái thiết đất nước, đặc biệt xây dựng thủy binh, tượng binh - Ảnh 3.

Lính Tây Sơn do giáo sĩ phương Tây William Alexander vẽ năm 1793

Về ngoại giao, chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từmg tấc đất của Tổ quốc. Vua nhà Thanh phải công nhận Quang Trung là quốc vương , nghĩa là vua của một nước độc lập.

Ở phía nam, Nguyễn Ánh đang tìm cách đánh ra Quy Nhơn. Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Ðịnh. Tiếc thay, kế hoạch đang tiến hành khẩn trương thì ngày 16 - 9 - 1792, vua Quang Trung đột ngột từ trần. Công chúa Lê Ngọc Hân đã ghi lại sự nghiệp của Quang Trung.

Mà nay áo vải cờ đảo,

Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình.

Quang Trung mât, Quang Toản lên ngôi vua, nhưmg không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc quốc gia. Nội bộ triều dình Phú Xuân nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng.

Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 7, tr. 131-132-133.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại