Bữa ăn không đơn thuần để phục vụ nhu cầu cơ bản của con người mà đôi khi còn là dịp để kết nối các mối quan hệ xã hội, thảo luận công việc, đàm phán chuyện làm ăn,... Trên bàn ăn, từng chi tiết, hành động nhỏ, lời nói cũng phản ánh trí tuệ, cách hành xử của mỗi người. Những người hiểu được quy luật khi sử dụng bữa tiệc tối sẽ nắm vững được bản chất của khuôn mẫu chung của cuộc sống.
Trong giao tiếp giữa các cá nhân, EQ thấp thường thể hiện qua hành vi lời nói không phù hợp, trong khi người có EQ cao luôn thể hiện bản thân một cách điềm tĩnh và dễ dàng chiếm được thiện cảm, sự tôn trọng của người khác.
Trong cuốn sách "Ăn một bữa có thể biết được" có một câu đặc biệt hay: "Trong cuộc sống, mọi người không thể tránh khỏi việc đề phòng lẫn nhau, và chỉ bữa tối khiến con người thoải mái nhất, không thể che giấu điều gì. Đặc biệt là sau vài ly rượu nhỏ, bản chất thực sự sẽ được tiết lộ".
Bữa tối có thể thể hiện sự tu dưỡng và tính cách của một người. Những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ không bao giờ xem nhẹ bất kỳ bữa tiệc tối nào. Họ rất giỏi sử dụng những bữa tiệc tối để làm sâu sắc thêm tình bạn và có sự gắn kết.
Làm gì khi bị hỏi "Bữa tối tốn bao nhiêu tiền?"
Sau bữa ăn tối cùng nhau, chúng ta chắc hẳn đã từng được đối phương đặt câu hỏi: "Bữa tối tốn bao nhiêu tiền?". Nếu bạn trả lời gượng gạo: "Không có chi, không tốn nhiều tiền đâu" là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc thấp. Điều này có thể khiến bạn bị coi thường, không ghi dấu ấn đặc biệt.
Khi đối mặt với sự lịch sự của người khác, cách tốt nhất là khiêm tốn vừa phải và đáp lại một cách khéo léo. Nếu bạn dùng bữa với người lớn tuổi, người đáng kính, bạn có thể trả lời: "Thật là một điều may mắn trong cuộc đời tôi bạn có mặt ở đây ngày hôm nay!".
Nếu bạn ăn tối cùng với những người bạn cùng thế hệ, bạn có thể trả lời: "Chúng ta đều là bạn bè, đừng để tâm quá nhiều chuyện tiền bạc".
Nếu bạn ăn tối cùng bạn học cũ, người quen lâu ngày mới gặp lại, bạn có thể tế nhị đáp: "Đã lâu chúng ta không gặp nhau, hôm nay hãy thoải mái hàn huyên nhé, đừng để ý nhiều đến chuyện tiền bạc".
Còn nếu bạn ăn tối với một người mới quen, bạn hãy lịch sự trả lời: "Gặp gỡ là duyên phận, hôm nay để tôi mời, còn chuyện về sau là do bạn quyết định".
Những người có trí tuệ cảm xúc cao có thể khéo léo biến bữa ăn thành chất bôi trơn để phát triển mối quan hệ. Nghi thức trên bàn ăn là biểu hiện của quá trình trau dồi bản thân và là một phần quan trọng thể hiện trình độ học vấn.
Sự kết thúc của một bữa ăn có thể là sự khởi đầu của một tình bạn mới. Bữa tối không chỉ là cách giao lưu mà còn là cơ hội tốt để duy trì các mối quan hệ.
Khi đối mặt với sự lịch sự của người khác, bạn không chỉ nên đáp lại một cách khéo léo mà còn phải tận dụng cơ hội để xích lại gần nhau hơn và nâng cao tình cảm của mình.
Trong hành trình cuộc đời, chúng ta sẽ gặp vô số người. Chúng ta không cần có quá nhiều người bước vào cuộc đời, nhưng một số cảm xúc cũng cần được duy trì và quản lý. Cuộc đời chỉ kéo dài được 70 - 80 năm. Khi đến một độ tuổi nhất định, đừng sống quá cô đơn. Bạn cũng có thể mở lòng và cố gắng ra ngoài gặp bạn cũ hoặc kết bạn mới. Chính vì thế, việc dùng bữa cùng nhau, trò chuyện về cuộc sống, hỗ trợ lẫn nhau cũng rất tuyệt vời.
Đúng là một bữa ăn thôi thì chưa đủ để xây dựng mối quan hệ sâu sắc giữa các cá nhân nhưng nó có thể là cơ hội để dần dần vun đắp tình bạn. Gặp gỡ là duyên phận, hãy nắm bắt cơ hội, trân trọng từng người cao quý trong cuộc đời mình.