Sau 8 năm tốt nghiệp đại học, người đàn ông 30 tuổi vẫn cầm hơi qua ngày bằng mỳ gói: Đời bế tắc vì 1 lỗi tai hại nhiều người phạm phải!

Ứng Hà Chi |

Sau khi tốt nghiệp đại học, nhiều người có suy nghĩ 'nhảy việc' khắp nơi để thử sức và 'làm mới' bản thân. Nhưng như vậy có hẳn là điều tốt?

Cổ nhân có câu: "Cuộc đời bạc đãi tôi ngàn lần, tôi vẫn coi cuộc đời như mối tình đầu". Câu nói này chia sẻ về cảm nhận đúc kết được, đồng thời nói giảm, nói tránh về những gian khổ mà họ đã trải qua.

Ai cũng có những áp lực phải đối mặt. Đó có thể là áp lực tài chính như khoản vay thế chấp, trả góp nhà, ô tô. Đó cũng có thể là áp lực trong việc nuôi dạy con cái, mâu thuẫn gia đình. Những căng thẳng cộng lại khiến không ít người cảm thấy mệt mỏi, choáng váng.

Thế nhưng, chúng ta đến thế giới này không phải để lúc nào cũng ủ dột, than vãn mà phải tiến về phía trước với thái độ lạc quan, hạnh phúc. Cuộc sống đầy rẫy điều tồi tệ nhưng chúng ta phải luôn có tâm trạng tích cực mới có thể vượt lên nghịch cảnh.

Nếu mãi sống trong suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực sẽ khiến cuộc đời bạn chìm trong u tối, không phát triển được bản thân. Câu chuyện sau đây sẽ khiến bạn có cái nhìn tích cực hơn trước những bão giông, thách thức cuộc đời.

"Đứng núi này trông núi nọ", cuối cùng nhìn lại chẳng làm được việc gì nên hồn!

Một anh chàng nọ năm nay 30 tuổi, người Trung Quốc. Anh sống trong một ngôi nhà thuê với giá 450 NDT (khoảng 1,5 triệu đồng) mỗi tháng. Căn phòng chật chội, tồi tàn, bên trong có giường và một số vật dụng cần thiết để bừa bộn.

Anh ta đang ngồi cầm một chiếc bát tô, tay không ngừng gắp sợi mỳ trong bát. Bát mì nấu không có thịt, trứng, ngay cả rau cũng không. Vừa ăn, anh ta vừa kể chuyện về cuộc đời mình.

Sau 8 năm tốt nghiệp đại học, người đàn ông 30 tuổi vẫn cầm hơi qua ngày bằng mỳ gói: Đời bế tắc vì 1 lỗi tai hại nhiều người phạm phải! - Ảnh 1.

Chàng trai 30 tuổi vẫn không có nổi công việc ổn định

Anh ta chia sẻ, trước đây anh không muốn nói đến sự nghiệp, học vấn của mình bởi quá xấu hổ. Nhưng giờ anh đã thoải mái hơn để chia sẻ. Anh tốt nghiệp đại học cách đây 8 năm, trải qua nhiều công việc khác nhau. Cuộc sống anh chưa từng một ngày yên ổn, cái nghèo khó luôn đeo bám anh. Và giờ đây, anh chỉ có thể sống cầm hơi bằng việc ăn mì gói qua ngày.

"Tôi không có gia đình, cũng không có công việc ổn định. Ông trời thật bất công với tôi", anh than vãn. Từ lời nói đến hành động của anh đều thể hiện sự buồn chán, bất lực.

Anh từng học chuyên ngành tiếp thị và kinh doanh ô tô ờ trường đại học. Sau khi ra trường, anh vào làm việc tại một công ty có tiếng. Người quản lý công ty hướng dẫn anh quy trình bán hàng nhưng anh luôn cho rằng đó không phải là nghệ thuật mà nhiều người đang "thần thánh hoá". Đó chỉ là sự lừa dối khách hàng. Vì thế, anh đã nghỉ việc sau khi gắn bó được vài ngày.

Sau khi rời bỏ công ty, anh thấy hứng thú với việc bán điện thoại nên đã xin vào làm việc ở một cửa hàng nhỏ. Nhưng chỉ sau một thời gian, anh lại chán ghét công việc bởi quy trình lặp đi lặp lại có phần tẻ nhạt. Hơn nữa, doanh số bán hàng của anh cũng không tốt.

Công việc tiếp theo của anh là trở thành thợ sửa chữa xe ô tô. Khi nhận công việc, anh khấp khởi mừng thầm và suy nghĩ sẽ quyết tâm làm đến cùng. Anh muốn áp dụng những kiến thức đã được học từ đại học để tân sửa cho những chiếc xe. Nhưng kết quả là cuối cùng anh chỉ rửa xe hằng ngày, không làm được việc gì hơn. Cuối cùng anh nghỉ việc.

Trong vài năm sau đó, anh đi khắp mọi miền đất nước và làm đủ việc như: Bồi bàn, quản lý kho, đóng gói hàng,… Nhưng thời gian làm việc của anh không dài, công việc lâu nhất mà anh gắn bó chỉ khoảng 1 năm. Chính vì thế, anh chẳng học hỏi được nhiều , chẳng có thành tích gì nổi bật. Thu nhập của anh cũng chỉ đủ sống, không dư dả.

Chàng trai càng ngày càng rơi vào nỗi tuyệt vọng. Anh cảm thấy bản thân mất phương hướng, luôn sống trong hoang mang, lo sợ.

Thiết nghĩ, một người đàn ông 30 tuổi ít nhất phải tích luỹ được kinh nghiệm trong cả công việc và cuộc sống, có chút tiền tiết kiệm. Họ cũng đến tuổi lập gia đình, vun vén cho tổ ấm nhỏ chứ không thể mãi lông bông. Nhưng anh chàng trong câu chuyện thì chẳng có gì ngoài 2 bàn tay trắng.

Sau 8 năm tốt nghiệp đại học, người đàn ông 30 tuổi vẫn cầm hơi qua ngày bằng mỳ gói: Đời bế tắc vì 1 lỗi tai hại nhiều người phạm phải! - Ảnh 2.

Hằng ngày, anh ăn mỳ gói bởi đây là thực phẩm rẻ tiền nhất

Từ câu chuyện của anh chàng mơ mộng, chúng ta dễ dàng nhận thấy vấn đề mà anh ta và nhiều người trẻ khác gặp phải, đặc biệt là những bạn mới tốt nghiệp đại học:

- Không có lý tưởng, mục tiêu trong cuộc sống sẽ khiến bạn như bèo không rễ, chỉ có thể trôi dạt theo dòng nước. Cuộc sống vì thế trở nên vô định, mất phương hướng.

- Dù bạn có trình độ học vấn nhưng không chú tâm trau dồi chuyên môn, kỹ năng cũng dẫn đến việc không có năng lực. Mặc dù tốt nghiệp đại học nhưng anh chàng trong câu chuyện chẳng áp dụng được điều gì vào công việc. Dần dần, anh mất đi cơ hội cạnh tranh, cơ hội thăng tiến.

- Không nên thay đổi công việc liên tục. Bạn muốn giỏi ở một lĩnh vực nào , bạn phải dành tâm huyết, thời gian để học hỏi, rèn luyện. Nếu bạn cứ "đứng núi này trông núi nọ", thường xuyên "nhảy việc" sẽ chẳng tạo nên thành tựu gì. Hơn nữa, bạn nên làm những công việc liên quan đến ngành học, đừng chấp thuận lao động tay chân - công việc mà ai cũng có thể thực hiện.

Một người thành công trong xã hội đương nhiên có những lợi thế riêng. Trong khi một người thường xuyên thất bại chắc chắc có nhiều vấn đề tồn tại. Tuy nhiên thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ là không rút ra được bài học cho mình, để rồi lần sau lại tiếp tục rơi vào hố sâu.

Cũng giống như anh chàng trong câu chuyện. Anh ta mãi không nhận ra vấn đề của mình, cho đến tận khi bước sang tuổi 30. Ngoài than vắn thở dài, anh chẳng có kế hoạch để giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Nguồn: 163.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại